| Hotline: 0983.970.780

Chồng dễ bảo, họa khó lường

Thứ Bảy 07/10/2017 , 13:20 (GMT+7)

Biết mình xinh đẹp, giỏi giang lại khéo léo, Hà tự coi mình là mẫu phụ nữ “vớ đâu chả được chồng”. Điều ấy không sai khi xung quanh Hà có rất nhiều cây si.

07-08-11_young-serious-mn-wering-rubber-yellow-gloves-clening-the-stov_1163-2425
Ảnh mang tính minh họa

Cô thường xuyên nhận được hoa hay quà từ một fan nào đó gửi đến. Chính vì thế, khi quen với bất cứ chàng trai nào, tiêu chuẩn đầu tiên mà cô đưa ra là, ngoài việc được chiều chuộng, cung phụng, chàng còn phải là người dễ sai bảo. Có một thời gian, Hà thay người yêu như thay áo. Tuy vậy, các tình yêu của Hà đến và đi nhanh chóng vì họ chán cái thói đỏng đảnh của Hà. Thế là, khi đã ngấp nghé tuổi băm, Hà chấp nhận yêu và lấy Lai, một anh chàng tỉnh lẻ hết sức bình thường. Bạn bè hỏi “Sao cậu lại yêu Lai”, Hà tỉnh bơ: “Vì hắn dễ bảo ”…

Mà đúng là Lai dễ bảo thật. Có lần Hà kể: “Lai hiền như đất, mình sai gì cũng làm, bảo gì cũng nghe, cấm có cãi. Đến nhà ăn cơm, lẽ ra tớ phải đi chợ, vào bếp nấu nướng. Nhưng mà, đừng hòng nhé! Đã thỏa thuận rồi! Muốn ăn phải tự lăn vào bếp. Việc đi chợ được tớ giao phó từ trước nên khi đến anh ấy xách lủng củng thịt cá rau đậu. Trong khi Lai vào bếp, tớ thoải mái gác chân nghe nhạc hay chát chít với bạn bè. Khi nào mâm cơm dọn sẵn, tớ chỉ việc vác miệng đến ăn. Ăn xong, cũng chàng gọt trái cây, đưa đến tận tay tớ rồi cũng chàng dọn dẹp và rửa bát. Tớ phải rèn cho đâu vào đấy ngay từ khi còn yêu nhau. Chứ không, sau này lấy về thì còng lưng mà hầu lão ấy à?!”.

Song, sau đó, có vẻ như mọi chuyện bắt đầu chuyển biến theo hướng khác, không như Hà mong đợi. Ngày đưa Hà về ra mắt bố mẹ, Lai chỉ vào một căn phòng nhỏ: “Sau này cưới, mỗi khi về quê thăm bố mẹ, chúng mình sẽ ở phòng này. Bố mẹ thương chúng mình nên dành căn phòng đẹp nhất nhà đấy!”. Hà lắc đầu: “Em không ở đâu, anh đi mà ở”. Lai ngạc nhiên: “Vì sao?”. Hà nhăn mặt: “Bé xíu như cái lỗ mũi mà cũng gọi là phòng á?’. Lai nghiêm mặt: “Nhà anh chỉ có 2 phòng. Đây là phòng của bố mẹ nhường lại cho chúng mình! Em không ở thì thôi cũng được!”. Nói rồi Lai bỏ đi ra ngoài, để mặc Hà đứng đó ngẩn ngơ: “Á à! Hôm nay dám cãi ý mình đấy!”.

Bẵng đi một thời gian kể từ sau đám cưới của Hà, mọi người không nghe cô kể về chuyện điều khiển chồng. Hôm rồi gặp nhau, bạn bè hỏi thăm tình hình: “Sao! Thành vợ thành chồng rồi, ông Lai có còn dễ bảo như trước không?”. Được lời như cởi tấm lòng, Hà lắc đầu quầy quậy: “Còn lâu nhá! Trước đây, khi còn yêu nhau, lão ta dễ bảo là để được tớ chấp nhận. Ai ngờ lão ấy đóng kịch khéo thế?”. Rồi Hà kể…

Từ ngày lấy nhau, Lai thay đổi hẳn, không còn “ngoan ngoãn” như trước nữa. Trước kia nếu Hà có thể thảnh thơi ngồi trên ghế xem tivi trong khi Lai lúi húi nấu nướng trong bếp rồi hùng hục dọn dẹp thì giờ đây, tất tần tật mọi việc trong nhà đều đổ hết lên vai Hà. Việc này đã được Lai tuyên bố khi 2 người trở về từ tuần trăng mật. Lai nói, em là vợ, phải lo mọi việc “nội bộ” trong gia đình như chợ búa, cơm nước, giặt giũ… Anh là đàn ông, sẽ phụ trách “đối ngoại”.

Lúc đó, Hà dùng “quyền sai khiến” để lắc đầu: “Ứ chịu! Em đâu biết làm việc nhà! Cũng chẳng bao giờ nấu ăn!”. Lai nghiêm nghị: “Không biết thì tập làm! Chưa bao giờ nấu thì giờ nấu! Mà này! Làm vợ thì phải nghe lời chồng! Không có chuyện cứ cãi xoen xoét như thế! Nghe chưa?”. Hà vẫn bướng bỉnh: “Không nghe cứ cãi đấy!”. Lai gằn giọng: “Cứ cãi đi! Rồi sẽ biết chuyện gì sẽ xảy ra!”.

Tưởng chồng dọa, Hà mặc kệ. Chiều về, nàng vẫn gác chân xem ti vi. Tối, Lai về nhà, thấy bếp lạnh tanh, chẳng nói chẳng rằng, xách xe đi một mạch đến khuya, bỏ Hà đói meo. Đành lục mì tôm ăn tạm. Sáng hôm sau, Lai nói: “Nếu hôm nay em không nấu cơm nữa thì anh sẽ không về nhà đâu!”. Nhưng Hà chưa vội sợ.

Phải đợi đến khi Lai tuyên bố: “Nếu em không chịu làm vợ thì chúng mình sẽ li hôn!”. Lúc đó, Hà mới hoảng để bắt đầu học hỏi mọi việc. Còn Lai thì dành thời gian làm thêm để kiếm tiền lo cho tổ ấm. Hà kết luận: “Bây giờ tớ thấy như vậy hạnh phúc hơn là có một ông chồng dễ bảo !”.

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm