| Hotline: 0983.970.780

Chùm ảnh: Cuộc sống mới của trẻ em chùa Bồ Đề

Thứ Hai 25/08/2014 , 20:03 (GMT+7)

Gân 20 bé từng ở chùa Bồ Đề được thay quần áo mới và dần thích nghi với cuộc sống ở Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật Thụy An, Ba Vì.

Ngày 22/8, cơ quan chức năng Hà Nội đã chuyển 15 người cao tuổi và 17 trẻ, sống tại khu nhà mở chùa Bồ Đề lên Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật ở xã Thụy An (Ba Vì, Hà Nội).

Bé Trâm Anh (áo hồng), 2 tuổi được quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn vì mắc chứng bệnh hiếm gặp ly thượng bì bóng nước. Trâm Anh là một trong 4 trẻ mắc phải căn bệnh này tại Việt Nam. Em được chuyển lên Trung tâm sớm hơn một ngày so với các bạn. Về nơi ở mới, bé rất ngoan và nghe lời các cô nuôi nhưng vẫn có thói quen là không ăn chung với các bạn khác.

Bé Kiều, 4 tháng tuổi, bị bệnh não úng thủy. Bé được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt ngay từ khi chuyển từ chùa Bồ Đề lên Trung tâm hôm 22/8. Theo lãnh đạo Sở Lao động Hà Nội, các cơ sở bảo trợ xã hội của thủ đô đủ khả năng tiếp nhận toàn bộ số trẻ em và người già đang sống tại chùa Bồ Đề. Tuy nhiên, do phải có sự phối hợp giữa các đơn vị nên những lần di chuyển tiếp theo chưa có kế hoạch cụ thể.

Những cô nuôi tại Trung tâm Thụy An tỏ ra hết sức cảm thông với hoàn cảnh của các bé. Theo các cô, mấy hôm đầu chưa quen nhau nên các cô rất khó khăn trong việc chăm sóc các bé. Sau 3 ngày, bọn trẻ quen dần và biết nghe lời các cô hơn.

Bé Cù Xuân Minh, 7 tuổi bị thiểu năng trí tuệ, khi nhìn thấy người lạ em hay xông vào đánh hoặc khóc đòi bế. Ngoài những lúc không kiểm soát được hành vi của mình, Minh khá tình cảm và vui vẻ với các bạn xung quanh.

Bé Kiều Hà Anh, 4 tuổi, bị liệt từ khi sinh ra và cũng bị thiểu năng trí tuệ nhưng em vẫn có thể hiểu và nói chuyện được với mọi người.

Theo cô nuôi Lê Thị Trạm, các bé khi mới về Trung tâm, hành vi đều khá tự do trong sinh hoạt. Quần áo cũ của bọn trẻ đã được Trung tâm thay bằng những bộ mới.

Bé Cù Trung Anh, 4 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh. Trung Anh khá hiếu động, em là một trong những bé không bị thiểu năng trí tuệ.

Kiều Huyền Anh 6 tuổi bị tật bẩm sinh phải đeo chân giả để đi lại. Huyền Anh rất hòa đồng với các bạn và tỏ ra vui vẻ khi tiếp xúc người lạ.

Cô nuôi Nguyễn Thị Thu Hằng đang cho các bé ngủ trưa. Theo cô Hằng, mấy ngày vừa qua, các cô được giao chăm sóc nhóm trẻ từ chùa Bồ Đề chuyển lên khá vất vả vì chưa nhớ hết tên, chưa hiểu rõ tính khí và thói quen sinh hoạt của các cháu.

Trừ Trâm Anh và bé Kiều, 15 đứa trẻ được chuyển từ chùa Bồ Đề về Trung tâm cùng chung sống trong căn phòng này. Trong thông báo phát đi ngày 22/8, Thường trực Thành ủy Hà Nội “cho phép nhà chùa nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng bảo trợ xã hội” nếu chùa Bồ Đề có nguyện vọng. Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng phải theo đúng quy định của pháp luật, với tinh thần các đối tượng phải được chăm sóc tốt.

Chia sẻ về việc này, ni sư Đàm Lan (trụ trì chùa Bồ Đề) bày tỏ: "Tôi buồn lắm, tôi chẳng biết nói sao. Đây là công việc ý nghĩa nhất trong cuộc đời mấy chục năm tu hành tôi đã làm và vẫn muốn làm. Mong sao nhà nước hướng dẫn để tôi làm những việc đúng theo quy định pháp luật, tiếp tục nuôi dưỡng các cháu".

 

(VnExpress)

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm