| Hotline: 0983.970.780

Chương trình nông thôn mới thay đổi các vùng quê

Thứ Tư 07/12/2022 , 14:44 (GMT+7)

Các xã thực hiện chương trình nông thôn mới được đầu tư cơ sở hạ tầng, văn hóa từ đó nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Từ khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Cụ thể, huyện Đắk Song đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hiện còn 3 địa phương đang tiếp tục củng cố các tiêu chí để về đích.

Trong đó, xã Nam Bình từ khi xây dựng nông thôn mới đến thời điểm hiện tại đã có nhiều thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân được nâng cao. Từ những thành công ban đầu, UBND huyện Đắk Song đã chọn xã Nam Bình tiếp tục thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Theo ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đắk Song, xã Nam Bình mặc dù nằm dọc đường Hồ Chí Minh nhưng trước đây thu nhập, đời sống văn hóa của người dân còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng không phát triển.

z3937619781524_1423c95183f5938cf2cda8de51c91cb5

Các xã thực hiện Chương trình nông thôn mới được đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Quang Yên.

Sau khi thực hiện Chương trình nông thôn mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư, các công trình văn hóa được xây dựng, đời sống người dân được nâng cao. Khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đời sống văn hóa của người dân xã Nam Bình khác biệt so với các địa phương còn lại.

Tại huyện Krông Nô, ông Doãn Gia Lộc, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, địa phương có 3 xã được công nhận Nông thôn mới gồm Nam Đà, Đắk Sôr và Đắk Drô.

Trước đây, các xã chưa có Chương trình nông thôn mới thì việc huy động, phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng không theo bài bản, rất khó khăn. Sau khi có Chương trình Nông thôn mới địa phương thành lập các ban chỉ đạo, thông qua các ban này phổ biến văn bản chỉ đạo sát sao và rốt ráo hơn. Chương trình cũng đặt ra các tiêu chí cụ thể nên khi tổ chức thực hiện người dân và chính quyền làm theo thuận tiện và có sơ sở để đánh giá.

Từ những tiêu chí của Chương trình nông thôn mới nhà nước phân bổ kinh phí đầu tư những dự án trọng tâm, trọng điểm hơn cho các địa phương. Từ đó cơ sở hạ tầng được đầu tư, các tiết chế về văn hóa được cải tạo, khôi phục từ đó giúp người dân phát triển kinh tế. “Sản xuất có hiệu quả hơn nhờ cơ sở hạ tầng được đầu tư. Các địa phương cũng xây dựng các chương trình liên kết trong sản xuất từ đó giúp sản phẩm, kinh tế của người dân ngày càng nâng cao”, ông Lộc nói.

Theo vị trưởng phòng, có thể nói, sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn ở huyện Krông Nô đã có nhiều khởi sắc. Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư, nâng cấp; chất lượng y tế, giáo dục ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự nông thôn được giữ vững; thu nhập và điều kiện sống của người dân từng bước được nâng cao.

Tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh Đắk Nông có 35/60 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm 58,3%; trung bình mỗi xã đạt 16,42 tiêu chí. Từ khi thực hiện Chương trình nông thôn mới đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp; cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; kinh tế nông thôn từng bước phát triển; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư; vai trò chủ thể của người dân nông thôn được phát huy, đời sống vật chất tinh thần được nâng lên rõ rệt.

z3937522141812_4c146c4df0c8f7fdfcf29e6d65fa1f69

Huyện Krông Nô thay đổi diện mạo khi thực hiện Chương trình nông thôn mới. Ảnh: Quang Yên.

Tiếp nối những thành công trên, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Trung ương giao và Nghị quyết Tỉnh ủy đề ra.

Cụ thể, địa phương này xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bon, buôn, bản nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng kinh tế - xã hội nông thôn đảm bảo đồng bộ đáp ứng yêu cầu của người dân; đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn…

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.