| Hotline: 0983.970.780

Chuyện ly kỳ về bộ xương cá voi khổng lồ

Thứ Hai 04/10/2010 , 12:03 (GMT+7)

Khi căn phòng bảo tàng biển mở toang, mọi người choáng ngợp trước bộ xương của cá voi làng Sa Động. Sau phút giây ngỡ ngàng, những bậc cao niên làng đứng lặng người...

Đứng trước sân đình làng Sa Động (xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình), nhìn lên hướng tây tháy thành phố Đồng Hới rực lên trong nắng, thấy rõ ngã ba sông và mũi như một . Ông Võ Quý Thẳng, Trưởng thôn Sa Động, chỉ tay về phía ngã ba sông nói như giới thiệu: "Làng nhìn ra ngã ba sông, như là nơi hội tụ đất và nước nên cũng linh thiêng lắm. Đầu làng thờ cá voi, cuối làng thờ ông Nghị"

Cơ duyên gặp ngài

Phía đông làng là những đụn cát cao ngất. Ở đó có một khoảng đất rộng cả héc ta, dân làng hay gọi tên nghĩa địa âm hồn. Hàng tháng, cứ đến ngày rằm hoặc đầu tháng âm lịch, cả làng cùng ra thắp nhang. Vào ngày rằm tháng Bảy hàng năm đều có cũng giỗ. Khu âm hồn là nơi chân cất ngàn bộ hài cốt những người chết trên biển, không giấy tờ tuỳ thân, không họ hàng thân thích, dạt vào bờ biển Sa Động. Trưởng thôn Võ Quý Thẳng cho hay: “Hôm rằm tháng Bảy mới rồi, làng cúng ở khu âm hồn cũng to lắm. Con cháu của làng đi xa đều về hương khói. Sắp tới chúng tôi sẽ góp tiền để xây quy hoạch lại khu này cho khang trang hơn nữa”.

Bộ xương cá voi tại Bảo tàng biển Đồ Sơn

Gần hai trăm năm trước, khi những chiếc thuyền buồm của làng Sa Động đang căng buồm trong một chuyến đánh bắt vụ cá nam trở về thì thấy ngài (cách gọi cung kính của dân làng Sa Động với cá voi) ở gần bờ biển của làng. Thấy lạ, thuyền buồm Sa Động gương cờ báo cho các thuyền trong vùng biết. Cùng lúc đó, dân vùng Đông Hải (Hải Đình ngày nay) cũng thấy, liền chung sức đưa ngài vào sông Nhật Lệ. Lúc đó, gió nam thổi mạnh, thuyền buồm không thể nào đi vào bờ. Một lão ngư trên thuyền thắp hương khấn: "Xin ngài cho đổi gió, trời yên biển lặng để chúng con đưa ngài vào lo việc hậu sự". Lạ thay, không lâu sau gió nam ngừng thổi, gió nồm rười rượi ào tới, buồm no gió đi như lướt, phút chốc đã đưa được ngài về đến cửa sông.

Tiếp đến là chuyện lo hậu sự cho ngài. Theo phong tục làng biển thì ai phát hiện ra Ngài trước thì được quyền lo cho ngài. Đưa được ngài về, dân làng Sa Động tập trung bới một cái lạch cát dài rộng ra tận mép sông và dùng hơn chục giàn tời đưa ngài vào sâu trong đất liền để an táng. Đưa được ngài vào, việc đầu tiên là người dân vượt sông vận chuyển đất sét cách xa mấy cây số về để đắp một con đập nhỏ chặn dòng lạch nhằm ngăn nước nặm xâm nhập. Lễ an táng ngài được thực hiện linh đình, có phường bát âm, có múa bông, chèo cạn...

Ông Nguyễn Văn Long, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Bình, một người con của làng Sa Động, kể lại: "Khi tôi lớn lên thì vẫn còn thấy đoạn đập bằng đất sét đó. Lúc đó, bố tôi còn kể lại cho con cháu rằng sau khi táng ngài, 10 năm sau, dòng mỡ ở khu mộ táng thấm ra làm thẫm một vệt dài trên sông Nhật Lệ. Qua năm thứ 11, khi nước sông biếc xanh, những bậc trưởng thượng của làng huy động dân cư góp công xây lăng cho ngài ở vùng ngày nay được đổi tên là đình làng, xây được lăng có cả hậu tẩm rộng lớn, cả làng mất một tháng ròng rã bốc mộ ngài, rửa sạch từng khúc xương hai ba tráng đinh lực lưỡng khiêng lên lăng thờ phượng".  

Những đứa trẻ con làng Sa Động dù bố mẹ có ngăn cấm, đánh đòn không cho ra chơi ở khu hậu tẩm vì sợ làm “kinh động” đến ngài nhưng sểnh ra là chúng lại kéo nhau đến đó với tâm trạng vừa lo âu, vừa thích thú được khám phá điều gì đó thiêng liêng và bí ẩn. Trong cả thời gian dài đạn bon cả thành phố Đồng Hới bị san phẳng, xã Bảo Ninh cũng không còn ngôi nhà nguyên vẹn nhưng kỳ lạ thay, trong mưa bom đó, khu hậu tẩm nơi cất giữ bộ xương của ngài không hề bị ảnh hưởng.

Khi đình chiến vào năm 1968, Trung ương có giấy mượn bộ xương ngài ra triển lãm. Hay tin cả làng Sa Động như sôi lên. Người thì cũng mừng, người thì lo lỡ ngài đi rồi không về được. Nhưng khí thế hòa bình cuốn hút tất cả. Người dân Sa Động từng đoàn đưa ngài xuống tàu vận tải thả neo ngoài khơi để quay ra miền Bắc. Khi vận chuyển, một nhóm người đã bí mật đưa 2 đốt xương sống lớn nhất của ngài đi rẽ sang một ngôi nhà giữa xóm để cất giữ. Và cũng từ đó, người dân bặt tin về bộ xương của ngài.

Một năm sau, người làng Sa Động nhận tin Bác Hồ qua đời. Nghẹn ngào khôn nguôi. Để ghi lòng tạc dạ ơn Người, cả làng Sa Động có ý tưởng khắc hình ảnh Bác Hồ lên một trong hai đốt sống ngài mà dân làng đã giữ lại để con dân khắp vùng ai cũng kính nhớ mãi mãi. Làng Sa Động có nhà hoạ sĩ tài hoa Phạm Minh Trường được phân công nhiệm vụ trọng đại ấy. Ông đã mất gần ba ngày để chọn lựa hình của ảnh Bác và khắc lên đốt xương sống của ngài rồi thỉnh vào đình làng.

Đốt xương được khắc ảnh Bác Hồ

Buổi trưa trên sân đình làng Sa Động đứng nắng nhưng gió thổi từ ngả ba sông lên rượi mát. Ông Võ Quý Thẳng gọi cựu giáo chức Nguyễn Văn Ty và thủ từ đình làng Trương Phương Xa ra đình. Sau nén nhang thơm, cả ba ông kính cẩn thắp hương lên bàn thờ rồi xin phép được đưa đốt xương sống của ngài ra. Đốt tạc hình ảnh Bác Hồ được thờ trong tủ kính rất đẹp. Còn đốt khác cũng đặt thờ trong đình như một vật báu của làng. Hai đốt sống đó to nặng đến hai người khiêng, bởi đường kính mỗi đốt lên đến gần nữa mét và vẫn giữ được màu trắng qua thời gian.

Tìm lại bộ xương 25 tấn

Từ khi cho Trung ương mượn triển lãm, dân làng Sa Động cũng không hay tin gì về ngài. Trong một lần tình cờ, ông Nguyễn Văn Long, một người con của làng, có thông tin về bộ xương cá voi ở một tỉnh ven biển phía Bắc. Và, đến tháng 8/2010 vừa rồi, làng tổ chức lên đường tìm kiếm gia tài uy linh của biển. Trưởng thôn Võ Quý Thẳng tâm sự: "Ngay khi biết chút ít thông tin, tui đã triệu tập họp làng, cả làng đồng ý để lãnh đạo thôn đi tìm kiếm thông tin cá ngài. Dù có xa xôi cách trở thì phải biết cho được hiện ngài đang như thế nào và ở đâu. Vì đã quá lâu rồi dân làng không được bái tạ ngài".

Đốt xương thứ 2 được thờ ở đình làng

Thủ từ Trương Phương Xa rưng rưng đề nghị trưởng thôn nói nguyện vọng của con dân Sa Động muốn ngài hồi hương lại nơi chốn từng thờ ngài, nơi mà bao thế hệ đã không biết bao nhiêu mùa múa bông chèo cạn, hát đưa linh, rước tế linh đình về ơn ngài phù hộ dân làng ra khơi.

Ông Nguyễn Văn Long kể lại: “Công việc tìm kiếm được khoanh vùng từ Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngày đầu tiên, lấy Hải Phòng làm điểm dừng, bởi vùng đất này có Viện Hải dương học và cũng là nơi có Bảo tàng biển Đồ Sơn. Hỏi dò người dân và những người bạn, chúng tôi vào Bảo tàng biển Đồ Sơn, là nơi mà bộ xương cá voi của Quảng Bình đang hiện diện”. Khi căn phòng bảo tàng biển mở toang, mọi người choáng ngợp trước bộ xương của cá voi làng Sa Động. Sau phút giây ngỡ ngàng, những bậc cao niên làng đứng lặng người, chắp tay vái lạy bộ xương mà các thế hệ làng biển này xem là bậc ân uy của làng. Bộ xương được dựng thành hình cá đầu hướng lên núi, đuôi quẫy biển Đông.

Những lão ngư nước da sạm nắng, đứng trước gia tài hiển linh của làng đã bật khóc. Tiến sĩ Nguyễn Đức Cự, Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển, cho hay: “Do phòng trưng bày mẫu vật nhỏ nên không thể trưng bày đúng kích cỡ thật của bộ xương. Nếu xếp bộ xương đúng không gian nó sẽ dài 25m và ước tính nặng trên 25 tấn. Đây là bộ xương lớn cá voi lớn nhất Việt Nam và bị thiếu hai đốt xương sống to nhất”.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lạng Sơn rà soát lại các gói thầu liên quan đến công ty Thuận An

Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An tham gia thi công một phần của dự án nâng cấp Quốc lộ 4B, kết nối liên vùng giữa tỉnh Lạng Sơn - Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm