| Hotline: 0983.970.780

Chuyện người chỉ huy xây dựng DK1

Thứ Năm 29/08/2019 , 14:15 (GMT+7)

Công trình nhà giàn DK1 sừng sững giữa biển khơi, đánh dấu thềm lục địa của Việt Nam, phên giậu của Tổ quốc. Nơi đó thấm bao giọt mồ hôi, nước mắt và những giọt máu của quân dân ta.

Nó là biểu tượng của tinh thần yêu chuộng hòa bình, tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam trước gian lao, hiểm nguy.

Nhà giàn - cột mốc chủ quyền trên biển Đông.

Xây dựng nhà giàn DK1 bảo vệ thềm lục địa của tổ quốc là quyết sách rất sáng suốt của quân và dân ta trong những năm còn nhiều gian khó. Chuyện về những người đầu tiên nhận nhiệm vụ xây dựng công trình này cũng rất đáng tự hào. 
 

Cảm xúc không thể nào quên

Ông là Đại tá Nguyễn Quý, nguyên Cục trưởng Cục Kỹ thuật - Bộ tư lệnh Công binh - Trưởng ban DK1. Ông được coi là “chỉ huy đầu tiên xây dựng nhà giàn DK1 trên biển”. Năm nay đã 87 tuổi nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn. Có lẽ cuộc đời ông sẽ không bao giờ quên được cảm xúc thiêng liêng lần đầu tiên nhận lệnh xây dựng nhà giàn DK1 khi Bộ tư lệnh Công binh được giao trọng trách.

Hôm đấy, sau khi nhận nhiệm vụ từ Đại tướng Lê Đức Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Vũ Trọng Hà - Tư lệnh Công binh đã gọi ông lên. Với vẻ mặt nghiêm trang khác thường, Tư lệnh nói: “Tôi mời anh lên nhận một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng”. Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng ấy là xây dựng nhà giàn DK1 (Trạm Dịch vụ Kinh tế Khoa học kỹ thuật trên Biển Đông). Từ thời khắc đó, Đại tá Nguyễn Quý là Tổng chỉ huy thi công trên biển công trình có ý nghĩa quốc gia đặc biệt này. Giây phút ấy thiêng liêng, xúc động mãi không thể phai mờ trong tâm trí người lính Điện Biên Phủ.

Nhận việc là bắt tay ngay vào làm, chỉ đạo. Nhà giàn khi đó được thiết kế chia làm 2 phần. Phần thứ nhất là chân đế, phần thứ 2 là phần thượng tầng. Phần thượng tầng do Công binh làm. Phần chân đế có 2 phương án. Phương án thứ nhất là dạng pông-tông do Bộ Giao thông làm. Phương án pông-tông là dùng sà-lan bơm xi măng vào đánh chìm xuống sát đáy, tạo trọng lực. Phương án này dễ thi công nhưng sàn thấp, rung lắc quá lớn, giờ nhiều nhà giàn như vậy không còn. Phương án thứ 2 dùng chân đế dạng móng cọc do Liên doanh dầu khí thực hiện. Phương án này hiện nay đang được dùng làm phương án chính.

“Nói thì rất dễ nhưng để thi công một công trình như vậy giữa biển không hề dễ dàng. Chúng tôi phải vừa làm vừa học vừa rút kinh nghiệm”, Đại tá Nguyễn Quý chia sẻ. 

Lúc đầu, chờ duyệt kế hoạch khảo sát, thiết kế sản xuất, khi thi công trên biển thì rơi vào mùa mưa bão. Trong tâm trí ông không thể nào quên hình ảnh đoàn công tác kéo nhà giàn ra đến nơi lắp đặt, đóng cọc xong thì bão tố nổi lên. Không thể tiếp tục thi công được nữa, bộ phận thi công phải rút lên tàu chỉ để lại một tiểu đội giữ nhà giàn.

“Trong giây phút gió bão gầm gào, chúng tôi phải tạm bàn giao công trình cho các đồng chí ở lại. Một nghi lễ bàn giao như các nghi lễ bàn giao các nhà giàn khác nhưng cũng chứa đầy tâm trạng”, ông chia sẻ. Sau lễ chào cờ, Đại tá Nguyễn Quý nghẹn ngào nói với các chiến sĩ: “Thay mặt Tổ quốc, nhân dân Việt Nam chúng tôi bàn giao công trình cho các đồng chí chốt giữ...”.

Đó cũng là lời tuyên bố bàn giao rất thiêng liêng mỗi lần ông đọc khi hoàn thành một nhà giàn. Lần này, càng trở nên thiêng liêng và đầy lưu luyến. Rời nhà giàn thi công còn dở dang, lòng ông thấy nặng trĩu nhưng chỉ 3 ngày sau đoàn công tác đã quay lại hoàn thiện, để bây giờ công trình vẫn sừng sững giữa trùng khơi.
 

Bản lĩnh “người đánh bom ba càng không chết”

Dường như sự can đảm của người lính quyết tử năm xưa giúp ông làm gì cũng quyết đoán, dứt khoát và đầy mưu trí. Ông còn nhớ, tháng 12/1946, ông tham gia cách mạng và ở lại Hà Nội kháng chiến ngăn bước tấn công của quân Pháp, bảo vệ chính quyền non trẻ.

Ông (lúc bây giờ 14 tuổi) và một đồng chí nữa tên Quảng (khoảng 20 tuổi) được phân công đánh bom cảm tử nhằm vào xe tăng Pháp tại khu vực đầu phố Bạch Mai. Hai người theo dõi địch hay qua cầu và thường dừng lại quay nòng pháo xung quanh. Nhiều lần như thế đã thành thông lệ. Hai chiến sĩ cảm tử bàn nhau cách đánh bom ba càng mà không cần hy sinh. Ngày đó, do vũ khí thô sơ, những chiến sĩ ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch là xác định cảm tử.

Ông Quý kể: “Hai anh em bàn nhau, xe tăng địch đi qua, anh Quảng nằm dưới gầm cầu, khi xe tăng địch dừng lại anh Quảng ôm bom lao vào xe tăng, tôi sẽ cầm 2 quả lựu dạn ném vào xe”. Đúng như tính toán, khi người đồng chí lao vào xe tăng lợi dụng phản lực ông Quảng bật ngược trở lại và rơi xuống mép cầu.

Quả bom nổ, ông Quý ném 2 quả lựu đạn vào xe tăng địch rồi cả 2 chạy dọc bờ sông thoát. Chiếc xe tăng bùng cháy. Hai anh em đã được tuyên dương vì mưu trí đánh bom ba càng mà không hy sinh. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh tiêu hao sinh lực địch tại Hà Nội, Đại tá Quý lên chiến khu và tham gia trận Điện Biên Phủ. Hòa bình lập lại ông sang binh chủng pháo binh, đi học và thi đậu vào trường Bách khoa Hà Nội. Học xong, ông về làm việc tại Cục Kỹ thuật - Bộ tư lệnh Công binh và sau đó được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Công binh.

Câu chuyện mưu trí dũng cảm ấy cũng trở lại trong nhiệm vụ xây dựng nhà giàn DK1. Năm đó nhiệm vụ rất gấp mà biển động. Kinh nghiệm đi biển nếu vượt qua giông bão đến địa điểm thi công nhà giàn, trời sẽ yên, biển sẽ lặng. Lúc đó thuyền trưởng kiên quyết không đi. Với cương vị là tổng chỉ huy ông đã phải viết cam kết, nếu có thiệt hại, ông và ban dự án hoàn toàn chịu trách nhiệm.

12-50-14_dsc05619
Năm 2012, Đại tá Nguyễn Quý cùng các thế hệ đồng đội xây nhà giàn DK1 đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

“Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy mình thật liều, bạn bè tôi vẫn bảo tôi dại dột. Nếu xảy ra chuyện gì tôi sẽ phải là người gánh chịu hoàn toàn hậu quả. Nhưng người lính không thể tính thiệt hơn như thế”, ông cười hiền hậu.

Đúng như dự đoán, sau khi vượt qua bão tố, vượt qua những lo lắng của toàn bộ thủy thủ đoàn mỗi khi con tàu trồi lên trụt xuống trước biển gầm gào, khi đến nơi biển lặng như tờ, sau cái giông tố bão bùng vẫn có khoảng bình yên. Đoàn công tác gấp rút thi công, hoàn thành công trình trước thời hạn. Tiếp mạch cảm xúc, ông Quý cười rất vui: “Tính tôi liều lĩnh và cương quyết thế đấy...".

Lịch sử đã ghi nhận công lao của Đại tá Nguyễn Quý khi biển khơi vẫn sừng sững những công trình nhà giàn vững chãi. Năm 2012, Đại tá Nguyễn Quý cùng các thế hệ đồng đội xây nhà giàn DK1 đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm