| Hotline: 0983.970.780

Cô dâu Việt ở xứ Kim Chi

Chủ Nhật 30/01/2011 , 08:19 (GMT+7)

Hương, Linh, Hạnh, Oanh, Hằng… - những cô dâu Việt trên đất Hàn - đón chúng tôi trong tiết trời âm độ. Đâu đó, trên gương mặt tươi rói vẫn phảng phất nét ưu tư của những người con xa xứ...

Một lớp học tiếng Hàn dành cho cô dâu Việt (Ảnh minh họa cho bài)

Hương, Linh, Hạnh, Oanh, Hằng… - những cô dâu Việt trên đất Hàn - đón chúng tôi trong tiết trời âm độ, tuyết trắng lốp xốp bay. Đâu đó, trên gương mặt tươi rói vẫn phảng phất nét ưu tư của những người con xa xứ...

Nhập gia tùy tục

Gyeongnam - tỉnh nhỏ, nằm ở phía đông nam của bán đảo Triều Tiên, giáp Busan và Ulsan về phía đông. Masan là một thị trấn thuộc tỉnh này. Nơi đây có một trung tâm phúc lợi tổng hợp, là một trong ba trung tâm lớn nhất ở Hàn Quốc giúp phụ nữ nước ngoài lấy chồng bản địa. Chúng tôi tới thăm trung tâm vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Việt Nam - thời điểm mà cái lạnh thấu xương của xứ Hàn không ngăn nổi sự đông đúc, nhộn nhịp của một đại gia đình đang chuẩn bị đón tết cổ truyền.

Nhanh chóng ào ra đón khách bằng bộ han-bok truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc với sự tự tin hiếm thấy khi nhìn thấy khách lạ, các cô dâu trẻ người Việt đang sinh hoạt tại trung tâm ríu rít hỏi chuyện chúng tôi. Dường như sự gắn kết của những người đồng hương khiến các cô bỏ qua hết mọi sự e dè, ngần ngại lúc ban đầu. Gần 20 cô dâu Việt mà chúng tôi gặp mặt chỉ là những đại diện. Đa số 57 cô dâu đang học tập ở đây đều lấy chồng qua việc tự tìm hiểu chứ không qua trung tâm môi giới hôn nhân. Chính vì vậy họ đều "nhập gia tùy tục” rất nhanh.

 Huỳnh Thị Kim Hồng - “chị cả” của các cô dâu Việt ở Trung tâm Masan tâm sự: “Tôi muốn sống ở Hàn Quốc lâu dài. Hiện tại các con tôi đều được hưởng mọi chế độ như một người dân sở tại”. Dương Thị Thu Hương (Quảng Ninh), Đào Thị Linh (Hưng Yên), Lữ Thị Bích Hạnh (An Giang), Lê Thị Ánh Tuyết (Hải Phòng), Võ Thúy Oanh (Kiên Giang), Nguyễn Thị Mỹ Hằng (TP.Hồ Chí Minh)… – mỗi người một độ tuổi, nhưng xem ra ai nấy đều hài lòng với những gì đang có. Tất cả họ đều ở chung với gia đình chồng, trên những khu chung cư rộng rãi, thoải mái tiện nghi. Họ cho biết, lúc đầu có những bất đồng về ngôn ngữ, nhưng thông qua các ông chồng, bố mẹ chồng của họ đều thông cảm và đến bây giờ, mọi việc đã hanh thông. Ngoài học tiếng, các cô còn được học cách lễ nghi, cách nấu những món ăn truyền thống để cúng trong dịp lễ, tết. Dịp này, chúng tôi ghé thăm nhà của vợ chồng Đào Thị Linh. Bà mẹ chồng của Linh rất yêu quý con dâu. Bà nói: “Kể cả ở Hàn Quốc, hiếm có đứa con dâu nào ngoan ngoãn, chăm chỉ như Linh”.

Ông Park Hung Suk, Giám đốc Trung tâm Phúc lợi tổng hợp Masan, kể rằng, được thành lập từ năm 2006, hiện nay, trung tâm có 121 người nước ngoài học tập, trong đó có 57 người Việt. Người có “thâm niên” ít nhất mới sang đây được 1 tháng, người nhiều nhất là 6 năm, được đối xử như nhau và thích ứng rất nhanh nhờ 17 thày, cô giáo. Các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 các cô dâu học tiếng, chiều học nghề tự chọn. Tất cả chi phí học đều được chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Từ tháng 7/2010, trung tâm đã mở một cửa hàng kinh doanh tổng hợp để các cô dâu Việt có điều kiện thực hành những nghề đã học. Một cô giáo dạy tiếng Hàn ở trung tâm tâm sự: “Các cô dâu Việt Nam rất dễ thương, ham học hỏi và sống rất hòa thuận. Hiện nay, Hàn Quốc đang trong giai đoạn lão hóa và sự có mặt của các cô dâu trẻ tuổi người Việt cũng góp phần cải thiện tình hình này. Những đứa trẻ mang 2 dòng máu được đối xử bình đẳng, không có sự kỳ thị, phân biệt nào”.

Ông Park Hung Suk cho biết thêm, theo kế hoạch của Bộ Y tế, Phúc lợi xã hội và Gia đình Hàn Quốc, 10 thành phố ở các tỉnh như South Chungcheong, South Jeolla and Gyeongsang - nơi tập trung nhiều phụ nữ nước ngoài kết hôn với người Hàn Quốc đã tuyển những người vợ ngoại quốc giỏi tiếng Hàn làm phiên dịch để giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh khi họ tới các cơ sở y tế. Cho đến nay, những cô dâu nước ngoài hầu như không được hưởng các dịch vụ y tế bởi rào cản ngôn ngữ cũng như lý do tài chính và vấn đề này đang được nỗ lực cải thiện. Đây là một phần trong kế hoạch tăng cường dịch vụ biên, phiên dịch cho những phụ nữ nước ngoài chọn Hàn Quốc là quê hương thứ hai do Tổng thống Lee Myung-bak đề xuất với chủ trương an sinh xã hội cho tất cả mọi người.

Ngay từ năm 2008, chính phủ nước này đã mở các lớp dạy ngoại ngữ miễn phí trên mạng, bao gồm tiếng Anh, Việt Nam, Nhật Bản, Mông Cổ, Thái Lan và Trung Quốc dành cho đàn ông Hàn Quốc cưới vợ nước ngoài. Cẩm nang dành cho họ được phát hành gần đây đều có cung cấp thông tin về tập quán, thói quen ăn uống, giá trị gia đình, ý thức cộng đồng, cách ứng xử... tại quê hương của các cô dâu.

Còn đó những ưu tư…

Hiện nay, có khoảng 90.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Hàn Quốc, trong số đó có gần 40.000 người Việt Nam lấy chồng tại đây, 40% cô dâu Việt sống ở các vùng nông thôn Hàn Quốc.  Vài năm trở lại đây, câu chuyện xung quanh việc các cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc lại tốn không ít tranh cãi của các phương tiện thông tin đại chúng. Đa phần là những thông tin xung quanh cuộc sống “cơm không lành, canh chẳng ngọt” của những cặp vợ chồng này. Khó khăn về kinh tế, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa là một trong những nguyên nhân chính.

Tôi có tìm hiểu qua ông Park Hung Suk và các cô dâu Việt về chuyện gần đây, nhiều cô gái lấy chồng Hàn Quốc bị hành xử bạo ngược. Họ cho biết, chuyện đó đúng là xảy ra khá nhiều. Tuy nhiên, đó là những cô gái lấy chồng qua môi giới hôn nhân, có ý định sang Hàn Quốc để “đổi đời” hoặc lừa lọc gia đình nhà chồng và bị họ phát hiện. Bất đồng ngôn ngữ là một trong những câu chuyện bức xúc nhất mà các cô dâu Việt gặp phải trong những ngày đầu chân ướt chân ráo tới nơi đây.

 Võ Thúy Oanh kể lại: “Chủ yếu em sử dụng ngôn ngữ... tay. Bất đồng đến mức nhiều khi phát khóc. Đau bụng không làm được việc nhà mà không biết giải thích làm sao, đành cố làm không sợ họ đánh giá lười biếng”. Nhiều cô dâu gọi điện tới trung tâm phúc lợi mếu máo nhờ trợ giúp. Nhiều khi vấn đề “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” cũng xung quanh chuyện ngôn ngữ và đồ ăn thức uống. Xa quê, ngôn ngữ chưa thạo, chẳng dễ gì tìm hiểu, mua bán được những món đồ phù hợp. Thế là xảy ra chuyện! Làm quen được với khẩu vị ẩm thực cũng là một chuyện. Nhiều lúc họ khát khao từ tô mỳ gói úp nước sôi kiểu Việt, những thứ gia vị quê nhà mà bên này chỉ tìm thấy được ở khu nhiều người Việt sinh sống với giá bán “cắt cổ”.

Mưa ào một đợt, khí lạnh ào theo buốt giá. Những cánh tay vẫy đã dần lùi lại trên con đường tuyết phủ trắng xóa. Nhưng đâu đó, vẫn có thể cảm nhận được nỗi lòng nhớ về quê hương, đất nước ẩn chứa trên khuôn mặt, ánh mắt của các cô dâu Việt. Họ là những người phụ nữ ít ỏi sống hạnh phúc trên xứ người và chính tình yêu thương của họ đã “làm đất lạ hóa quê hương”…

Khi chúng tôi tặng các cô 2 gói mứt tết Hà Nội và 2 chiếc bánh chưng, họ reo hò ầm ĩ. “Đã lâu lắm rồi chúng em chưa được nếm hương vị tết Việt. Đây quả là món quà tinh thần vô giá”, Dương Thị Thu Hương giải thích. “Mặc dù cuộc sống hiện tại rất ổn định, nhưng khi nghe những tin tức về các vụ bạo hành, thậm chí tự tử có dính dáng đến các cô dâu Việt, em vẫn bồn chồn và lo lắng. Nếu chồng em uống rượu và không thể kiểm soát bản thân, thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra?”, Lữ Thị Bích Hạnh lo ngại.

Chị Lưu Thị Mỹ Hà, giáo viên ở trung tâm Masan, cũng lấy chồng Hàn Quốc được 10 năm nay, kể: “Hồi mới qua đây, cũng khó khăn lắm. Nhưng tôi may mắn có mẹ chồng là người Việt, chồng tôi đã từng sống ở Việt Nam nên tôi không cảm thấy cô đơn. Cô dâu Việt có cuộc sống ổn định ở xứ Hàn như đa phần các chị em ở Masan không nhiều. Nhiều em đã bị “sốc” khi vừa mới đặt chân đến quê chồng”. Chị Hà cũng đã từng ở Incheon – nơi rất nhiều gia đình Hàn – Việt sinh sống.

Chị cho biết, các cô dâu Việt thường xuất thân trong các gia đình nghèo, cuộc sống khó khăn dưới mức trung bình, nên coi chuyện lấy chồng Hàn Quốc như một cơ hội đổi đời. Còn đàn ông Hàn tìm vợ là những người cứng tuổi, học vấn thấp, khuyết tật ngoại hình, đã từng đổ vỡ hôn nhân hoặc góa vợ. Họ làm đủ nghề, công nhân, nông dân, phần lớn là nghèo, không đủ tiền cưới, nên mới phải qua các trung tâm môi giới hôn nhân. Với cái nhìn của người đi trước, chị Hà bày tỏ hy vọng rằng các phụ nữ trẻ Việt Nam hãy nhìn vào thực tế rằng khi họ làm dâu ở Hàn Quốc không có nghĩa là cuộc sống không có những khó khăn vất vả.

 

Xứ Kim Chi, cuối năm Canh Dần

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Nghệ An thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai

Đã thành thông lệ, thiên tai thường xuyên rình rập và đe dọa Nghệ An bất kỳ lúc nào. Riêng năm 2023, tỉnh này thiệt hại hơn 667 tỷ đồng do thiên tai.