| Hotline: 0983.970.780

Có nên quay lại với người cũ?

Thứ Bảy 28/12/2019 , 08:15 (GMT+7)

Trở lại với người yêu cũ, ngày nay là chuyện thường tình bởi nhiều khi có những giá trị mà mình chỉ nhận ra sau khi bị mất nó.

Ảnh mang tính minh họa.

Có những mối tình sau khi chia tay chẳng để lại trong nhau một chút gì, trái lại còn cảm thấy như trút bỏ được một gánh nợ đời nhưng cũng có mối tình tuy đã nói với nhau những lời từ biệt mà sao vẫn vương vấn mãi không thôi để một thời gian sau lại cảm thấy như mình đánh mất một cai gì quý giá, muốn quay trở lại song lại không biết làm thế nào và chẳng hiểu như thế có nên không? Những hiện tượng đó là hoàn toàn có thực trong cuộc sống, không ít người gặp phải nhưng không phải ai cũng xử lý đúng.

Có những cái khi đang có ta lại coi thường, chỉ khi không có nữa ta mới nhận ra nó quan trọng với cuộc sống của mình. Trong tình yêu cũng thế, nếu sau khi đã chia tay người yêu một thời gian vì lý do nào đó, bạn lại cảm thấy đó là một người tốt, khó mà ta có thể có được một người như thế trong đời thì bạn đừng ngại ngần do dự nếu muốn quay trở lại.

Thông thường một đồ vật cũ đã thải ra rồi thì dùng đồ mới sẽ tốt hơn nhưng trong lĩnh vực yêu đương, nếu sau khi chia tay vẫn còn vấn vương nuối tiếc thì người cũ ấy có thể là tuyệt vời đấy. Tuy nhiên muốn trả lời câu hỏi có nên quay lại hay không và quay lại bằng cách nào phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Có những người chia tay chỉ vì người kia quản lý mình quá chặt đến nỗi bạn cảm thấy ngột ngạt như tù giam lỏng, như bị đánh mất cả chính mình.

Thực ra chỉ vì người đó quá yêu mình, lúc nào cũng sợ sểnh ra là mình có thể đi với người khác như vậy là họ đánh giá bạn rất cao, chỉ có điều là cách đối xử của họ thiếu tế nhị nên làm bạn khó chịu.

Đến khi bạn nói những lời chia tay phũ phàng, họ tự ái và không níu kéo vì nghĩ rằng bạn bỏ họ để đi với người khác hơn họ.

Bây giờ muốn trở lại, đến lượt bạn phải dẹp tự ái sang một bên. Bạn không phải quỵ luỵ van vỉ nhưng ít nhất cũng phải có một tín hiệu để họ biết rằng bạn muốn quay lại, có thể qua một cú điện thoại thăm hỏi sức khoẻ, công việc, hay một bức thư hoặc e-mail, cũng có thể tâm sự với một người bạn chung của hai người để người đó đóng vai trò trung gian làm lành.

Nhiều khi sau cơn bão, biển lại trở nên đẹp hơn ngày thường, hoá ra hai người đều thực sự cảm thấy không thể thiếu nhau.

Cũng có người mắc một căn bệnh phổ biến của người đời là “đứng núi này trông núi nọ”, bao giờ cỏ vườn hàng xóm chẳng xanh hơn vườn nhà, vì thế sau khi đi tìm người khác một thời gian bạn mới nhận ra mình đã “bán bò tậu ễnh ương” và bây giờ muốn quay lại.

Nếu khi chia tay, bạn không nói rõ ý đồ của mình thì bây giờ có thể nói ra sự thật là bạn đã nhận ra anh ấy chính là người đàn ông của cuộc đời bạn, không ai có thể thay thế.

Có người chia tay vì bị người yêu dối trá. Lúc đó bạn cảm thấy mình bị xúc phạm, tức khí lên và tuyên bố cắt đứt. Nhưng sau một thời gian lại thấy ân hận vì xét cho cùng đàn ông mấy ai không như thế, bạn lại cảm thấy có thể tha thứ được và muốn cho anh ta một cơ hội làm lành.

Nếu anh ấy cũng ân hận hứa với bạn sẽ nghiêm khắc sửa chữa thì ta nên nhớ câu “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”. Tất nhiên lần này phải rút kinh nghiệm để anh ta không tái phạm nữa.

Trên đời cũng không ít trường hợp chia tay nhau chỉ vì một sự hiểu lầm do nồng độ của máu Hoạn Thư trong bạn hơi cao. Bạn hãy gọi điện thoại nói thật lòng mình và thừa nhận đó là sự nông nổi, khả năng nối lại sẽ rất cao. Đôi khi có những tình yêu mà trải qua một thời gian người ta thấy hình như không còn hứng thú và nảy sinh ý muốn chia tay.

Nếu quả đó là một quan hệ hững hờ mà trong suốt thời gian yêu nhau chỉ có bạn là người “giữ lửa” còn anh ấy chỉ ậm ừ thế nào cũng được thì có lẽ chẳng cần hối tiếc. Nhưng nếu bạn thấy chia tay anh ấy là một sai lầm vì thực ra đó là con người kín đáo không biết cách thể hiện tình cảm thì chắc chắn sau lần trở lại này, anh ta sẽ tiến bộ hơn.

Cũng có trường hợp mối tình tan vỡ là do bị tác động của những người xung quanh. Bây giờ chắc bạn đã có thời gian xem lại những lời xì xầm của thiên hạ có bao nhiêu phần trăm sự thật. Nếu quả thật mình đã sai lầm chỉ vì nghe những lời đơm đặt do động cơ nào đó của một số người thì tại sao ta laị không sữa chữa ngay sai lầm đó ?

Cuối cùng xin bạn nhớ là chinh phục lại một thành trì mà mình đã từng chinh phục có thuận lợi là đường đi lối lại trong thành mình đã biết hết nhưng đôi khi cũng khó khăn vì lòng tự ái khiến mình e ngại, vì những cố chấp mà mình không vượt qua được. Bạn hãy quay trở lại không phải trong tư thế của quân thất trận mà trong dáng vẻ tươi tắn đầy sức quyến rũ của một người xa nhà nay trở lại quê hương.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm