| Hotline: 0983.970.780

Có nơi nào như đất ấy!

Chủ Nhật 11/02/2024 , 15:30 (GMT+7)

Xứ Thanh - Đất học. Cụm từ ấy đã song hành với mảnh đất địa linh, nhân kiệt từ nghìn đời nay. Nơi ấy có những dòng họ và làng khoa bảng nức tiếng.

1.

Ông Kỳ bảo, làm công tác khuyến học ở xã không nhất thiết phải là người học cao, nhưng phải am tường lịch sử làng, xã: “Làm cán bộ khuyến học mà không hiểu sự học của làng thì dân người ta nói cho không dám ra đường…”. Ông không nhận mình là người giỏi, nhưng dân làng ví ông là “kho sử sống”, là sợi chỉ kết nối quá khứ với hiện tại. Từ chuyện Đông - Tây kim cổ, đến lịch sử làng xã ông nắm trong lòng bàn tay. Bởi vậy, dù đã về hưu, khi hết khóa Chủ tịch xã, người dân và chính quyền vẫn tín nhiệm, bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội Khuyến học xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). 

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Hoằng Lộc ngồi bên bia đá khắc tên các vị đỗ đại khoa thời phong kiến. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Hoằng Lộc ngồi bên bia đá khắc tên các vị đỗ đại khoa thời phong kiến. Ảnh: Quốc Toản.

Chẳng có đất nào như đất ấy! Ông Kỳ mào chuyện sự học của xã Hoằng Lộc có vẻ tâm đắc. Ông phấn chấn khi xã vừa được công nhận nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó tiêu chí giáo dục khiến ông hãnh diện nhất. Ở huyện Hoằng Hóa, không xã nào dám đọ với quê ông về khoản này. Ông Kỳ bấm đốt ngón tay, miệng lẩm bẩm: “Thanh Hóa có nhiều làng khoa bảng nhưng để được như làng tôi thì hiếm”.

Ông nhớ tường tận từng mốc lịch sử khoa bảng của xã Hoằng Lộc. Trước cách mạng tháng 8/1945, Hoằng Lộc quê ông tự hào có nhiều vị đại khoa được đề danh ở Văn miếu Quốc Tử Giám, một trong các vị đó là bảng nhãn Bùi Khắc Nhất (1533 - 1609) cùng với đó là hơn 300 người đỗ Hương cống, Sinh đồ, Tú tài. Xã ông cũng thuộc diện nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất huyện với 5 giáo sư, 10 phó giáo sư, 44 tiến sĩ và hơn 1.000 người tốt nghiệp đại học. Vì xã toàn người học cao, nên Hoằng Lộc tuy có diện tích nhỏ nhưng có đến 10 di tích lịch sử văn hóa liên quan đến sự học, được Nhà nước công nhận và xếp hạng, trong đó có 3 di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, 7 di tích cấp tỉnh. Nổi bật là di tích Bảng Môn Đình, biểu tượng thiêng liêng của của đất học; di tích nhà thờ danh nhân Nguyễn Quỳnh, 1 nhân vật nổi tiếng thời phong kiến; di tích Thượng thư, quận công Bùi Khắc Nhất 44 năm liên tục làm quan, kinh qua 6 bộ, 3 triều vua.

Ông Kỳ ghi chép cặn kẽ số người hưởng lương hưu toàn xã trong cuốn sổ tay dày tầm đốt tay cái, chữ chi chít. Danh sách các cụ hưu trí khoảng 700 người hưởng lương hưu, trong đó có gần 400 người là giáo chức, tổng lương hưu trên 3 tỷ đồng/năm. Điều đó đủ để thấy làng ông có truyền thống học hành đến cỡ nào.

Chiếc trống được sử dụng trong ngày hội làng truyền thống. Ảnh: Quốc Toản.

Chiếc trống được sử dụng trong ngày hội làng truyền thống. Ảnh: Quốc Toản.

Dân gian thường gọi Hoằng Lộc là đất thiêng, làm nên những con người khoa bảng. Bởi thế câu chuyện của ông có vẻ duy tâm và được suy kết bằng mấy chữ ngắn gọn: Sự học ở đất ấy như sự xếp đặt của lịch sử. “Hoằng Lộc ẩn mình dưới những rặng dừa, rặng kè quanh năm một màu xanh dịu. Hình thể của xã vuông vức, khiến người ta tưởng tượng vùng đất học này giống một cái nghiên lớn và con đường từ Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang) về làng tựa như một cái bút đang chấm vào nghiên mực”, ông Kỳ nghiệm thấy và thi thoảng vẫn mách nước cho cán bộ xã chỉ nên mở rộng con đường nối làng Nguyệt Viên với xã ông, chứ không nên “cắt đoạn, chia khúc” vì sợ ảnh hưởng đến mạch nguồn của làng, xã.

2.

Ông Kỳ dẫn chúng tôi đến Bảng Môn Đình nằm ngay trung tâm xã Hoằng Lộc. Ông nói vu vơ, có vẻ ẩn ý: Nếu đến làng ông mà không thăm Bảng Môn Đình thì coi như chưa hiểu gì về làng khoa bảng. Ban đầu ông nấn ná định không kể câu chuyện “ngoài chính sử” về sự học của làng xã, bởi nó có phần “nhạy cảm". Nhưng nếu người đời không tỏ tường chuyện này thì ông cũng áy náy tâm can.

“Theo tục lệ trong làng, người dân từ xưa tới nay “trọng khoa hơn trọng hoạn” (trọng người đỗ đạt hơn là người có phẩm trật quan tước). Bởi vậy, mỗi lần hội làng, lễ lạt, các vị, thứ trong đình được quy định rất cụ thể và thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc: Ai đỗ đạt cao thì được ngồi hàng chiếu trên. Chức quan to nhưng học vị thấp vẫn phải ngồi chiếu thấp hơn những người có học vị cao mặc dù họ còn trẻ, chưa làm quan hoặc đã làm quan nhưng chức tước, phẩm trật còn thấp. Người chức tước cao, học vị thấp hơn người khác nếu ngồi “nhầm” chiếu trên, sẽ có người nhắc nhở bằng hành động rũ chiếu để họ tự hiểu vai vế của mình mà chọn chỗ ngồi cho phù hợp”, ông Kỳ kể.

Bảng Môn Đình - Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Ảnh: Quốc Toản.

Bảng Môn Đình - Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia. Ảnh: Quốc Toản.

Theo ông Kỳ, Bảng Môn Đình được dựng từ thời Lê (khoảng cuối thế kỷ XV). Đây là nơi ghi dấu về sự tồn tại, củng cố phát huy truyền thống hiếu học của người Hoằng Lộc. Bảng Môn Đình tạo nên ngôi thứ về sự học của làng, tuy có sự ganh đua cao thấp về trí tuệ, chức tước, phẩm hàm nhưng tạo ra được nhiều thế hệ thành đạt và có nhiều cống hiến xứng đáng cho quên hương đất nước. Bởi vậy, nhiều nhà chính trị, quân sự, nhà giáo lỗi lạc đã trưởng thành từ vành nôi Bảng Môn Đình.

Ông bảo, xưa trong làng còn có tục lệ khuyến khích bằng vật chất đối với những gia đình, những người đi học, những bà mẹ có công nuôi dạy con cái thành tài, những bà vợ trẻ đang hoặc đã nuôi chồng ăn học thành đạt, nếu làm nghề buôn bán thì được ưu tiên cho chọn ngồi chỗ tốt trong lều, chợ, thuận lợi cho việc làm ăn. Truyền thống ấy vẫn được lưu giữ đến nay, nhưng bằng cách này hay cách khác có sự thay đổi ít nhiều để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Ngoài ra, trong gia đình, các bà mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục sự học cho con cháu. Từ thuở nằm nôi, con cái đã được nghe lời ru của bà, mẹ ngọt ngào, thắm đượm tinh thần giáo dục. Nhiều bà vợ mòn chân bên khung cửi dệt canh khuya, mòn vai chạy chợ đường xa kiếm thêm cho chồng thỏi mực, phao dầu để lo chuyện học hành, ứng thí. Đây là nét đẹp truyền thống quý báu đã thấm sâu vào máu, tâm hồn của nhiều thế hệ xã Hoằng Lộc. Bởi vậy, dân gian mới loan truyền 4 câu đối chữ:

“Trai mỹ miều gắng công đèn sách

Gái thanh tân chăm mạch cửi canh.

Trai thời chiến chiếm bảng đề danh

Gái thời dệt vải vừa lanh vừa tài”.

Ông Kỳ dùng tay chà sát vào phiến đá đặt trong khuôn viên Bảng Môn Đình có vẻ tâm đắc: Đây là phiến đá cụ Nguyễn Sư Lộ dùng để dạy chữ cho bà con trong làng trước khi đỗ Thám hoa năm 1554. 

“Chuyện kể rằng, cạnh đường cái nhà ông có một phiến đá phẳng, hằng ngày ông ra đó đọc sách. Người làng qua lại, trẻ em đi học về có điều gì, chữ gì chưa hiểu đều đến hỏi, đều được ông giảng giải rành mạch tận tình. Dân làng tôn kính gọi ông là Sư Lộ (ông thầy ngồi cạnh đường). Hòn đá được lưu giữ tại Bảng Môn Đình thể hiện niềm tự hào và kiêu hãnh về sự học của dân làng”, ông Kỳ chia sẻ.

Lại có chuyện ông Nguyễn Đôn Túc cả 9 khoa thi chỉ đỗ Tú tài nhưng vẫn quyết ứng thí. Chuyện kể rằng, ông đi thi Hương, khoa Canh ngọ (1870) dưới triều Nguyễn khi tuổi đã cao, đầu tóc bạc phơ. Quan trường trông thấy ông đều tỏ lòng thán phục và chân tình khuyên: “Xin cụ về nghỉ hưởng tuổi già, còn khoa bảng để nhường con cháu thi thố”. Ông trả lời gãy gọn: “Làng tôi đất học, còn đi thi được thì tôi quyết lấy đỗ”. Khoa thi ấy, ông đỗ Cử nhân và mặc dù tuổi cao nhưng vẫn được bổ nhiệm làm Giáo thụ phủ Tĩnh Gia. Cảm phục ý chí phấn đấu của ông, quan trường đã tặng ông câu đối.

“Nhất cử đăng khoa thiên hạ hữu

Thập niên trúng thí thế gian vô”.

Nghĩa là: Thi một khoa mà đỗ ngay thì thiên hạ có nhiều, nhưng 10 khoa liên tiếp đều đỗ thì thế gian không có.

Truyền thống hiếu học cũng vì thế nảy sinh trong các gia đình, dòng họ tại xã Hoằng Lộc. Nhiều họ tộc đăng khoa như dòng họ ông Nguyễn Nhân Lễ có 4 người đỗ đại khoa. Dòng họ ông Nguyễn Sư Lộ cả hai cha con và rể đều đỗ đại khoa. Dòng họ Nguyễn Quỳnh dưới triều Lê có 3 anh em đều đỗ Hương cống, trong đó có ông Nguyễn Câu đỗ Tú tài khi mới 13 tuổi và đến khoa thi sau ông đỗ Hương cống năm 16 tuổi, được xem là thiếu tuấn đăng khoa trẻ nhất...

3.

Ông Lê Viết Luân có vẻ nặng gánh bởi kế thừa “gia sản” xưa nay hiếm về sự học của dòng họ Lê Viết tại làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa). Nay, ông Luân 95 tuổi, nhưng trông khá mẫn tuệ. Ông tự hào mỗi khi nhắc đến dòng họ mình, đặc biệt là người khai mở truyền thống khoa bảng của dòng họ - cụ Phó bảng Lê Viết Tạo.

Ngày ấy, ông Tạo nức tiếng học giỏi nhất vùng. Vì tư chất thông minh, đức độ, nên người thân trong họ tộc quyết tâm “phò trợ” ông đỗ đạt, thành danh. Theo lời ông Luân, để thoát khỏi cảnh nghèo khó, ông Tạo sớm cùng người em ruột là Lê Hữu Côn rời làng, ra làm công ở Hà Nội, anh em nương tựa, kiếm chốn học hành và kiến thức được mở rộng nhiều phần. Quả thật, trời không phụ công người, năm Bính Ngọ (1906) ông Tạo thi đỗ Tú tài. Năm 34 tuổi, khoa thi Kỷ Dậu (1909) ông thi đỗ Giải nguyên. Đến năm Đinh Tỵ (1917), ông được bổ làm quan tại Niết ty (Ty Án sát) Nghệ An hàm bát phẩm. Hơn một năm sau, khoa thi Hội, ân khoa cuối cùng của nhà Nguyễn, năm Kỷ Mùi (1919), ông vào Đình đối được ân tứ Ất bảng tiến sĩ (Phó bảng). Bấy giờ ông đã 44 tuổi. Triều đình bổ nhiệm ông làm Thừa phái bộ Hình, dần dần thăng lên Hàn lâm viện Thừa chỉ.

Ông Luân tự hào vì dòng dõi khoa bảng tại làng Nguyệt Viên. Ảnh: Quốc Toản.

Ông Luân tự hào vì dòng dõi khoa bảng tại làng Nguyệt Viên. Ảnh: Quốc Toản.

Dù sinh ra vào buổi giao thời, khi Nho học sắp chấm dứt, song Phó bảng Lê Viết Tạo được xem là người đặt nền móng cho truyền thống hiếu học, yêu nước của các thế hệ con cháu dòng họ Lê Viết về sau. Các con cụ đều noi gương cha, vượt qua khó khăn, phấn đấu học hành, như tiến sĩ Lê Viết Khoa - Viện trưởng đầu tiên của Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam (tiến sĩ đầu tiên của Đông Dương); Lê Viết Liêu - giáo viên trường tiểu học Pháp - Việt, sau cách mạng tháng Tám năm 1945 làm Ủy viên Ủy ban Hành chính huyện Hoằng Hóa; Lê Viết Hường - kỹ sư cầu cống và kỹ sư hàng không, Chủ tịch Hội Việt kiều tại Pháp. Sau khi gặp Bác Hồ tại Pháp, được Bác đưa về nước, sau này ông Hường làm Thứ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim; hay như cháu nội cụ, giáo sư Lê Viết Ly - Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia.

Nối tiếp truyền thống cha ông, thế hệ con cháu cụ Phó bảng Lê Viết Tạo không ngừng làm rạng rỡ tổ tông. Điển hình như cháu nội cụ Lê Viết Tạo là PGS.TS Lê Viết Kim Ba, người đoạt giải thưởng khoa học quốc tế Kovalevskaia. Bà cũng là người đầu tiên ở Việt Nam chế tạo thành công các loại màng lọc ứng dụng trong y tế, sinh học và môi trường. Trong thập niên 1980, màng siêu lọc máu do bà chế tạo đã cứu sống nhiều bệnh nhân suy thận nặng. Hiện nay, con cháu dòng họ Lê Viết có khoảng 11 giáo sư và phó giáo sư, 30 người có học vị tiến sĩ và các thế hệ nối tiếp đang làm rạng rõ truyền thống cha ông.

Ông Luân tâm đắc vì hầu hết con cháu nối dõi tông đường. Dòng họ không áp đặt nặng nề về thành tích cho con cháu, nhưng truyền dạy cho thế hệ sau chí hướng phấn đấu theo nghiệp tổ tông, lấy trí tuệ để xây dựng đất nước, lấy tu dưỡng để vượt khó.

Ngoài sự học của dòng họ, điều khiến ông Luân luôn tự hào chính là các thế hệ trong gia đình dù thành đạt đến đâu cũng đều một lòng phục vụ kháng chiến, kiến quốc, xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. 

Truyền thống hiếu học ở làng Nguyệt Viên được tiếp nối vững bền qua nhiều thế hệ.

Truyền thống hiếu học ở làng Nguyệt Viên được tiếp nối vững bền qua nhiều thế hệ.

Không riêng dòng họ Lê Viết, trong các triều đại phong kiến Việt Nam, hiếm có một làng quê nào như Nguyệt Viên trên dải đất hình chữ “S” này lại có tới 18 người đỗ đầu trong các kỳ thi. Và không phải ngẫu nhiên mà dân gian lưu truyền: “Nguyệt Viên mười tám ông nghè / Ông cỡi ngựa tía, ông che tán vàng”. Chỉ tính riêng từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm người được phong học hàm giáo sư, nhận học vị tiến sĩ và thạc sĩ. 

Xứ Thanh - Đất học. Có đất nào rạng danh như đất ấy!

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.