| Hotline: 0983.970.780

Cơ quan tố tụng bồi thường gần 1,9 tỷ đồng trong năm 2013

Thứ Ba 03/12/2013 , 15:33 (GMT+7)

Sáng 3/12, Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng.

Sáng 3/12, Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng.


Ông Nguyễn Việt Hùng, Chánh văn phòng VKSND Tối cao trao quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn

Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực ngày 1/1/2010. Tố tụng là một trong ba lĩnh vực hoạt động của Nhà nước thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật, trong đó bao gồm tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.

Theo quy định của Luật, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng chủ yếu áp dụng đối với các ngành Tòa án nhân dân, Kiểm sát Nhân dân và Công an nhân dân.

Báo cáo của Cục Bồi thường Nhà nước cho thấy trong 3 năm thi hành Luật, các cơ quan tố tụng thụ lý 100 vụ việc, đã giải quyết 86 vụ việc với tổng số tiền bồi thường trên 8,3 tỷ đồng. Riêng trong năm nay, các cơ quan tố tụng đã thụ lý tổng số 42 vụ việc, giải quyết 11 vụ việc với tổng số tiền bồi thường gần 1,9 tỷ đồng.

Nhìn chung trong hoạt động tố tụng, các yêu cầu bồi thường chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có phát sinh nhưng chưa nhiều. Cụ thể trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính trong 3 năm thi hành Luật, Tòa án Nhân dân các cấp đã thụ lý 8 vụ việc yêu cầu bồi thường, trong đó giải quyết xong 7 vụ việc.

Nêu thực trạng thời gian qua, tố tụng hình sự phát sinh nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, các đại biểu đã đi sâu phân tích về hai trường hợp cụ thể. Đó là vụ án oan năm 1998 của ông Lương Ngọc Phi ở Thái Bình và gần đây nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.

Nhiều ý kiến tại hội nghị đánh giá thời gian qua, nhiều vụ việc oan sai được giải quyết cho thấy nỗ lực của các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên, số vụ việc được giải quyết vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế.

Nhiều ý kiến cho rằng càng né tránh, kéo dài giải quyết các vụ việc đề nghị bồi thường do oan sai sẽ gây thiệt hại càng nhiều, trách nhiệm công vụ của cán bộ công vụ càng cao, vì thế cũng tăng gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Do vậy, cần coi hoạt động bồi thường là hoạt động bình thường của cơ quan chức năng.

Tại hội nghị, các ý kiến đã tập trung phân tích đánh giá những sai phạm, sai sót chủ yếu dẫn tới làm phát sinh trách nhiệm bồi thường Nhà nước; dự báo tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường; đánh giá thực chất tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường; kiến nghị các giải pháp thúc đẩy hoạt động giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường trong hoạt động tố tụng.

(Vietnam+)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.