| Hotline: 0983.970.780

"Công phu" thất truyền

Thứ Ba 21/02/2012 , 10:30 (GMT+7)

Bản Mường Luân ở thượng nguồn sông Mã,có hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống. Từ bao đời nay họ chữa bệnh bằng việc ngậm dao nóng, dùng kiếm chặt vào người, đâm vào trán…

 


Ông Lò Văn Măng diễn tả hành động dùng kiếm đâm vào trán

Nằm thượng nguồn sông Mã, bản Mường Luân, xã Mường Luân (Điện Biên Đông, Điên Biên) có hơn 100 hộ đồng bào dân tộc Lào sinh sống. Từ bao đời nay họ chữa bệnh bằng việc ngậm dao nóng, dùng kiếm chặt vào người, đâm vào trán…

Kiếm chém không chảy máu

Từ trung tâm thị trấn Điện Biên Đông, chúng tôi ngược lên xã Mường Luân, nơi có tháp Mường Luân là một trong bốn ngôi tháp cổ nhất nước ta. Tương truyền, vào năm 1569, triều đình Miến Điện đem quân tấn công nước Lào, một số người dân vùng Thượng Lào đã lánh nạn sang các tỉnh biên giới của Việt Nam. Năm 1594, chiến tranh Miến - Lào kết thúc, nhưng một bộ phận người Lào đã định cư lại xã Mường Luân, trở thành những công dân người Việt gốc Lào cùng chung sống với các dân tộc Thái, Khơ Mú.

Đặt chân đến Mường Luân chúng tôi ghé qua chào “thổ địa”. Vào UBND xã được ông Lò Ngọc Ánh, Chủ tịch UBND xã, vui vẻ tiếp đón. Trong cuộc trò chuyện, ông Ánh tiết lộ về những nét văn hoá của các dân tộc ở đây, đặc biệt là của cư dân người Lào. Ông Ánh cho biết: “Người Lào có nhiều điều bí ẩn lắm. Họ có những ngón nghề mà không khác gì môn võ công phu. Họ chữa bệnh rất giỏi, cách chữa của họ rất đặc biệt”.

Ông Ánh kể tiếp, khi những người trong bản bị ốm thì họ nhờ các thầy mo đến chữa. Thầy mo chữa bệnh bằng một cây kiếm sắc nhọn và chặt vào tay, đâm vào trán hoặc ngậm dao nóng… nhưng cơ thể không bị gì. Đặc biệt dao càng đỏ càng tốt, cây kiếm càng sắc trị bệnh nhanh khỏi. Ngoài ra, các thầy mo còn cho người khác dùng kiếm chặt vào tay chân, đâm vào trán nhưng không đứt. Vừa nói, ông đưa tay, đưa chân lên miêu tả lại hàng động cho chúng tôi xem.

“Chính bản thân tôi đã nhiều lần chứng kiến các thầy mo chữa bệnh. Sau khi làm xong tôi tò mò lấy kiếm ra chặt cây thì đứt, chém vào đá, kiếm không mẻ. Tuy nhiên chặt, chém vào người thầy mo thì không đứt”, ông Ánh tâm sự.

Rồi ông Ánh hướng dẫn: "Cứ vào bản Mường Luân thuộc cư dân Lào sinh sống, các anh tìm đến trưởng bản Lò Văn Hạnh, tôi “a lô” cho trưởng bản đưa các anh đi tìm hiểu". Theo chỉ dẫn của ông Ánh, chúng tôi đến nhà trưởng bản Hạnh. Gặp chúng tôi, ông lên tiếng: "Mùa này bà con lên nương hết, nhà báo ở lại đây, tối đến đích thân tôi đưa đến nhà các thầy mo. Bố tôi cũng là người chữa bệnh bằng phương pháp đó, có gì anh nói chuyện với ông”.

Cụ Lò Văn Thêm, 78 tuổi, bố trưởng bản Hạnh, cho hay: “Việc dùng kiếm chặt vào người là bài cúng chữa bệnh của người Lào. Việc dùng dao, kiếm chặt là chuyện nhỏ. Ngày trước người Lào dùng phương pháp này để đuổi con ma trong người cho hết bệnh. Ở vùng này chỉ có người Lào mới có thôi, bài cúng này được người trước truyền lại”.

Theo cụ Thêm, người Lào bị ốm đau thì họ gọi thầy mo đến nhà cúng. Sau khi bắt được bệnh thì thầy mo sẽ yêu cầu gia chủ sắm lễ để đuổi ma. Phát hiện con ma nằm ở chỗ nào thì ở người bệnh thì thầy mo sẽ dùng cây kiếm đâm, chặt vào chỗ đó hoặc ngậm dao nóng. Thầy cúng làm như vậy để con ma sợ chạy ra khỏi người bệnh.

Chúng tôi nhờ cụ Thiêm biểu diễn tuyệt kĩ đó nhưng cụ thở dài: “Tôi đã già nên giải nghệ rồi. Ở trong bản này còn có một số người các anh đến đó xem sao”.


Tuy không còn hành nghề nhưng chiếc kiếm được cất giữ cẩn thận trên bàn thờTuy không còn hành nghề nhưng chiếc kiếm được cất giữ cẩn thận trên bàn thờ

Thất truyền

Bị cuốn theo câu chuyện, để mục sở thị chúng tôi tìm đến ông Lò Văn Măng (70 tuổi) người có thể thực hiện được tuyệt kĩ “công phu” này. Gặp ông thì chúng tôi nhận được cái lắc đầu, ông Măng bảo: “Bây giờ không làm được nữa bởi người bệnh không nhờ thầy mo chữa nữa đâu. Ở đây bà con dân bản ốm đau đến trạm xá, bệnh viện cứu chữa hết nên tôi bỏ nghề mấy năm nay rồi”.

Tuy nhiên, khi hỏi về tuyệt kĩ bí truyền này, ông Măng hồi hởi kể chuyện. Năm 25 tuổi ông Măng được một ông thầy ở bên nước bạn Lào truyền dạy. Ông theo học 3 năm trời, thuộc lòng 12 bài cúng dày mấy trăm trang. Đặc biệt, trong quá trình học phải kiêng nhiều thứ như không được ngủ chung với phụ nữ, ăn kiêng nhiều món. Ông Măng nói: “Để làm được thầy mo, người thầy truyền dạy cho tôi khắt khe với học trò lắm. Thầy luôn dặn tôi, nếu làm không được dễ mất mạng như chơi, chẳng hạn như đâm kiếm vào người, ngậm dao nóng sơ suất thì tàn tật cả đời. Nếu học trò không tuân thủ sẽ bị thầy đuổi”.

Để minh chứng là người thực hiện được các tuyệt chiêu, ông Măng tiến về bàn thờ khấn lạy. Miệng lẩm nhẩm rồi lấy ra một thanh kiếm. Chúng tôi có ý định tận mắt được xem ông biểu diễn. Ông bảo người có bệnh mới bắt con ma, chứ không có bệnh thì làm sao bắt được. Thấy vậy, người đồng nghiệp đi cùng tôi bảo: "Con có bệnh ông ạ". Nhìn một lúc ông Măng bảo: "Không đâu, nếu anh bị bệnh con ma sẽ làm cho anh nằm vật vã, người nóng như lửa đốt. Nhìn anh thế làm sao có con ma nào trong người”.

Chúng tôi bảo ông thế thử biểu diễn một vào động tác được không, ông từ chối thẳng thừng: “Từ ngày có trạm xá, bệnh viện ai ốm đau đều tìm đến nên tôi ăn thịt chó, thịt mèo, thịt rắn, thịt sống. Tôi đã thành người ăn tạp rồi, ở bản Lào này còn 3 người sót lại nhưng họ cũng giống tôi hết”.

Với ý định muốn xem thanh kiếm có giống như lời ông chủ tịch xã “quảng cáo”, tôi nhờ ông mở cho xem thì nhất quyết không mở ra, ông Măng dứt khoát: “Tuy không hành nghề nữa nhưng đây là báu vật, theo quan niệm thì chỉ tuốt kiếm khi chữa bệnh. Không cúng nhất quyết không mở”.

"Ngày trước, bác tôi là ông Lò Văn Mo, một người chữa bệnh bằng phương pháp này giỏi lắm nhưng bây giờ bác tôi qua đời, không dạy lại cho con cháu. Tôi muốn học lắm những không còn ai dạy. Thế hệ những người làm được thì đều mất hết. Đây là một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Lào, ở vùng Tây Bắc này không một dân tộc nào có nhưng chắc chắn thất truyền rồi", ông Lò Ngọc Ánh, Chủ tịch UBND xã Mường Luân.

Nói về ngón nghề này, ông Măng nhớ lại: "Chỉ với cây kiếm và bài cúng những ngày trước tôi đi khắp vùng này chữa cho bao người bệnh, bệnh nhân nào cũng chữa lành. Nhưng hiện nay đã bỏ nghề rồi, con ma đã có bác sĩ, y tá chữa trị, gãy chân, gãy tay có bó bột… Người bệnh không có thì cũng bỏ nghề".

Tôi hỏi ông Măng: Thế có người bệnh nào không chữa lành không? Ông vui cười: “Bác sĩ cũng có lúc để bệnh nhân chết trên tay, tôi làm thầy mo làm sao tránh khỏi”. Thế ông chữa bệnh với phương pháp như thế nào? Ông đáp: “Chỉ thanh kiếm, con dao nung đỏ, mỡ lợn nóng tôi ngậm vào miệng. Chẳng hạn con ma ở trong người bệnh, mình muốn đuổi nó ra thì mình lấy kiếm mà đâm vào người mình, lấy dao nung đỏ cắn vào răng, mỡ ngậm vào miệng. Con ma thấy mình như thế nó sẽ bỏ đi”.

Khi viết bài này, chúng tôi không cổ xuý cho việc chữa bệnh bằng cách này mà chỉ giới thiệu một nét văn hoá mà chỉ có dân tộc Lào ở vùng Tây Bắc mới có. Ông Lò Văn Hạnh, trưởng bản cho biết: “Hiện ở bản còn lại có ba thanh kiếm, đã có không ít người tìm về đây mua. Mỗi thanh họ ngã giá trên 2 triệu nhưng các thầy mo đều giữ lại. Đó là những báu vật cha ông để lại, tuy không còn biểu diễn được nhưng chúng tôi quyết giữ”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm