| Hotline: 0983.970.780

Covid-19 thay đổi địa chính trị của Đông Nam Á như thế nào?

Thứ Ba 24/03/2020 , 08:48 (GMT+7)

Mọi thứ cuối cùng đều có kết thúc. Đông Nam Á sẽ thế nào khi đại dịch Covid-19 chấm hết?

Trong lịch sử, tất cả các đại dịch đều ảnh hưởng lớn tới kinh tế và chính trị. Bài viết này suy đoán về tác động lâu dài của bệnh Covid-19 đối với Đông Nam Á trong ba khía cạnh liên quan: kinh tế, chính trị và địa chính trị.

Sự bùng phát của Covid-19 dường như đã bị đánh bại ở Trung Quốc. Đầu tiên, việc Bắc Kinh che đậy khiến virus này xâm nhập và nhanh chóng lan ra khỏi biên giới. Các biện pháp hà khắc đã đưa dịch vào tầm kiểm soát, mặc dù thiệt hại lớn.

Tâm dịch hiện đang ở châu Âu. Lây lan nhanh chóng đang xảy ra ở Hoa Kỳ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm trong những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc, buộc phải hành động.

Nhưng các nước này có khả năng phục hồi, có khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và đã bắt đầu huy động nguồn lực. Thiệt hại gây ra cho tất cả mọi người sẽ vô cùng lớn. Nhưng không có nghi vấn về việc cuối cùng họ sẽ ngăn chặn căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của mình.

Nhưng đây là sự khởi đầu của sự kết thúc, hay chỉ là sự kết thúc của sự khởi đầu? Sẽ có một làn sóng lây nhiễm thứ hai khi người lao động nhập cư Trung Quốc trở lại làm việc sau khi hết lệnh phong tỏa? Hay khi các hệ thống phương Tây nới lỏng các hạn chế không phổ biến đối với các quyền tự do cá nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu các hệ thống chăm sóc sức khỏe suy yếu ở Châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Indonesia bị áp đảo?

Không ai thực sự biết.

Về Kinh tế

Ngay cả trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã có tác động toàn cầu. Đại dịch hiện nay cũng đã bộc lộ những lỗ hổng về sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Đa dạng hóa đã bắt đầu trước đại dịch vì căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và hạn chế an ninh mà Hoa Kỳ đã đặt lên các công ty công nghệ Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm hiện đã mở rộng cho các lĩnh vực không nhất thiết phải nhạy cảm về an ninh, chẳng hạn như phụ tùng ô tô và các thành phần dược phẩm.

Một số tập đoàn đã phòng ngừa rủi ro từ Trung Quốc. Điều không rõ ràng hiện nay là mức độ mà các nhà sản xuất và nhà cung cấp nước ngoài sẽ hoặc có thể giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản tìm kiếm cơ chế ‘cộng 1’ khả thi thay cho chiến lược “Trung Quốc cộng 1” để thấy rằng nó sẽ không đơn giản để đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc.

Phần lớn phụ thuộc vào việc Trung Quốc có thể khôi phục sản xuất nhanh như thế nào và liệu Trung Quốc có phục hồi được hay không? Chúng ta không ai biết.

Chuỗi cung ứng ở Trung Quốc cũng đã bị gián đoạn và sẽ mất thời gian để khôi phục. Không phải tất cả công nhân nhập cư đã trở lại làm việc.

Vào giữa tháng 3, các nghiên cứu của J.P. Morgan và Citigroup Global Market chỉ ra rằng trong khi hoạt động kinh tế đang tăng trưởng đều đặn với các doanh nghiệp lớn, thì nó vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trước khi tra thảm họa Covid-19 xảy với các doanh nghiệp nhỏ. Hơn 90% doanh nghiệp Trung Quốc là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) chiếm 60% GDP Trung Quốc và 80% việc làm.

Giả sử không có sự bùng phát Covid-19 lần thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ trở lại trạng thái bình thường. Do tác động của chúng đối với sự ổn định xã hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận được sự chú ý đặc biệt trong các biện pháp hỗ trợ và kích thích mạnh mẽ được Đảng Cộng sản Trung Quốc triển khai. Nhưng điều này có thể tăng cường rủi ro cho hệ thống nền kinh tế hiện có của Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải cân nhắc mâu thuẫn trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu. Khi căn bệnh này xảy ra ở châu Âu và Mỹ, nhu cầu toàn cầu sẽ chậm lại, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của đất nước tỷ dân.

Trong trường hợp xấu nhất, làn sóng suy thoái liên tiếp và phụ thuộc lẫn nhau ở Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, có thể khiến kinh tế toàn cầu suy sụp. Nếu điều này xảy ra, sẽ có ít lý do để đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho đến khi kinh tế thế giới phục hồi. Một cuộc suy thoái toàn cầu có thể được kéo dài.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, phạm vi cho các biện pháp kích thích của Ngân hàng Trung ương những nền kinh tế trọng điểm đã giảm với lãi suất rất thấp, và hầu hết nền kinh tế lớn đều bị thâm hụt ngân sách "khủng".

Ngược lại, nếu trường hợp xấu nhất tránh được và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng, sẽ có ít động lực ngay lập tức để đa dạng hóa.

Nói tóm lại, sẽ không có một nỗ lực đáng kể để đa dạng hóa chuỗi cung ứng thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc, mặc dù một số đa dạng hóa chắc chắn sẽ xảy ra.

Đông Nam Á có thể cung cấp một nền tảng sản xuất thay thế. Một số công ty đã di chuyển sản xuất để tránh thuế quan của Mỹ và chi phí tăng ở Trung Quốc. Nhưng di chuyển đến Đông Nam Á không phải là tự động. Những vướng mắc trong cơ sở hạ tầng và lao động lành nghề cần được giải quyết.

Khung pháp lý trong các lĩnh vực như thuế, quy định lao động và hệ thống tư pháp, sẽ phải được làm cho thân thiện hơn với doanh nghiệp. Những lo ngại về an ninh của Mỹ sẽ cần được giải quyết.

Chính trị

Suy thoái kinh tế tạo ra và tăng cường sự bất ổn về chính trị. Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 đã xúc tác cho sự sụp đổ của Suharto ở Indonesia; tại Malaysia, thủ tướng lúc đó là Mahathir Mohamad bị miễn nhiệm và phó thủ tướng Anwar Ibrahim bị bỏ tù; và ở Thái Lan, nó đã tác động sâu sắc đến các hệ thống kinh tế và xã hội mà cuối cùng đã đưa một nhà lãnh đạo phi truyền thống, Thaksin Shinawatra lên nắm quyền, khơi dậy sự ngờ vực và giận dữ của giới tinh hoa chính trị truyền thống Thái Lan, dẫn đến hai cuộc đảo chính.

Hơn hai thập kỷ sau, hậu quả của những sự kiện này vẫn đang diễn ra. Indonesia, Malaysia và Thái Lan, cùng với Việt Nam và có lẽ là Philippines, là những thành viên ASEAN có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ ​​bất kỳ sự đa dạng hóa nào có thể xảy ra với điều kiện họ có được các nguyên tắc cơ bản ngay. Họ có làm được không?

Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore đã nói rằng tác động kinh tế của dịch Covid-19 có thể tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thủ tướng Mahathir của Malaysia nhiều lần nói điều tương tự, và đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Nếu họ đúng, chắc chắn sẽ có hậu quả chính trị ngay cả khi bản chất chính xác của khủng hoảng chưa thể dự đoán được, nhưng tất cả đều nhất trí suy thoái kinh tế toàn cầu không thể tránh được.

Các tình huống chính trị hiện tại ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan, đã rất khó khăn. Các quỹ đạo chính trị và chính sách trong tương lai của Miến Điện và Philippines, trước cuộc bầu cử năm nay và năm 2022, là không chắc chắn. Chưa ai đoán được Campuchia sẽ phát triển như thế nào sau thời Hun Sen.

Các thành viên ASEAN duy nhất có thể tiếp tục chính trị cơ bản với sự tự tin, là Brunei, Singapore, Lào và Việt Nam. Đây không phải là một tình huống lạc quan lớn về khả năng của khu vực để tối ưu hóa các cơ hội tiềm năng.

Địa chính trị

Trung Quốc và phương Tây đều bị thiệt hại nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng Covid-19, cả hai cuối cùng sẽ hồi phục. Khi đại dịch cuối cùng kết thúc, phương trình sức mạnh tương đối giữa Mỹ và các đồng minh và Trung Quốc, dường như không thể thay đổi về cơ bản. Cạnh tranh chiến lược - và sự phức tạp và hạn chế mà nó áp đặt cho Đông Nam Á - sẽ tiếp tục.

Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ vẫn là các chủ thể khu vực quan trọng và có ảnh hưởng không thể bỏ qua, mặc dù niềm tin vào cả hai nước ở mức thấp, như một số khảo sát đã liên tục chứng minh. Đại dịch có thể tăng cường sự ngờ vực trong khu vực với cả hai nước.

Các cường quốc trung lưu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ sẽ tiếp tục giữ vai trò của riêng họ. Các đồng minh chính thức của Hoa Kỳ có thể tìm kiếm quyền tự chủ nhiều hơn để theo đuổi lợi ích riêng của họ trong các liên minh. Nhật Bản cũng đã đi theo hướng đó.

Dù  cân bằng sức mạnh tương đối sẽ không ngay lập tức thay đổi, nhưng điều này không có nghĩa là đại dịch sẽ không có tác động chiến lược.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều không chống lại cám dỗ sử dụng đại dịch để thử và ghi điểm tuyên truyền chống lại nhau. Điều này chỉ làm căng thẳng căng thẳng Mỹ-Trung. Những cân nhắc trong nước là quan trọng nhất với cả hai bên.

Suy thoái kinh tế Trung Quốc có thể khiến việc thực hiện các cam kết mà Bắc Kinh đưa ra trong Giai đoạn một của thỏa thuận thương mại với Mỹ trở nên khó khăn. Chính quyền Trump có thể làm gia tăng căng thẳng khi chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020 nóng lên và nền kinh tế nguội đi. Phản ứng không mạch lạc của chính quyền trước dịch Covid-19 có thể giúp Đảng Dân chủ thực hiện được điều lâu nay bị hoài nghi: ngăn cản Donald Trump trúng nhiệm kỳ thứ hai.

Trump sẽ khó có thể cưỡng lại sự cám dỗ của việc sử dụng Trung Quốc như một vật tế thần. Ứng cử viên Dân chủ cũng sẽ không muốn xuất hiện với chính sách nương nhẹ với Trung Quốc. Nếu Tổng thống tiếp theo là Dân chủ, căng thẳng có thể được tăng cường vì các vấn đề nhân quyền và lao động có thể lớn hơn trong các tính toán của Hoa Kỳ.

Trong trung hạn, các lỗ hổng và đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ củng cố ý tưởng của những người Mỹ ủng hộ việc tách rời và có thể tạo điều kiện cho việc tách rời trong một số lĩnh vực nhất định. Việc tách rời kinh tế Trung Quốc đã xảy ra ở một mức độ nhất định. Đông Nam Á đã phải đối mặt với những tình huống khó xử này.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác được nhấn mạnh do tốc độ lây lan vi rút sang Mỹ và châu Âu - khiến cho việc phân tách hệ thống trở nên khó khả thi, trừ khi đại dịch kéo dài trong nhiều năm hoặc virus biến đổi thành một dạng nguy hiểm gây ra sự hoảng loạn lớn hơn. Hậu quả cho Đông Nam Á khi đó sẽ vô cùng lớn.

Nhưng những thay đổi địa chính trị quan trọng nhất có thể xảy ra ngay cả khi không có đại dịch hoặc nếu nó nhanh chóng lắng xuống. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi cuộc cách mạng này phát triển, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và in 3D, có thể làm xói mòn lợi thế chi phí của chuỗi cung ứng phân tán rộng rãi.

Toàn bộ các ngành công nghiệp cũng có thể được chuyển về nước, được thúc đẩy bởi những cân nhắc chính trị trong nước của các nền kinh tế lớn, thay vì các mối quan tâm quản lý rủi ro chuỗi cung ứng, hoặc an ninh của chuỗi cung ứng.

Những tính toán mới về lợi ích của các cường quốc có thể khiến Đông Nam Á rơi vào mạch nước ngầm tính toán lợi ích của các cường quốc tiếp giáp hoặc trong khu vực. Điều này về cơ bản sẽ thay đổi môi trường chiến lược của ASEAN.

Khi chuỗi cung ứng bị thu hẹp hoặc biến mất, triển vọng phát triển của các thành viên ASEAN thấp có thể bị hạn chế nghiêm trọng. Các nước ASEAN cũng có thể bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình. ASEAN với tư cách giúp Đông Nam Á trở thành một nền tảng sản xuất chung có thể trở nên ít được các nền kinh tế lớn quan tâm. Nếu chuỗi cung ứng mang lại ít lợi thế cạnh tranh, tại sao cần có một nền tảng sản xuất khu vực chung?

Mục đích thiết yếu của ASEAN là để quản lý sự đa dạng nguyên thủy phân chia Đông Nam Á và làm phức tạp mối quan hệ giữa các thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực là mục tiêu bao trùm ASEAN từ năm 1967.

Nếu hợp tác không liên quan trong khi tăng trưởng ở một số nước thành viên ngừng lại, điều này sẽ có tác động thế nào tới quan hệ song phương giữa các nước ASEAN? Quỹ đạo khu vực có thể có một hướng hoàn toàn mới. Liệu Đông Nam Á có bị coi là ‘Balkan của Châu Á’ không?

(Theo SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất