| Hotline: 0983.970.780

Cụ bà 90 tuổi bán vé số nuôi chị gái 95 tuổi

Thứ Hai 06/11/2017 , 09:08 (GMT+7)

Ở TP Sa Đéc (Đồng Tháp) có một hình ảnh khiến nhiều người cảm động, đó là một cụ bà 90 tuổi vẫn hàng ngày lặn lội đi bán vé số nuôi chị ruột của mình 95 tuổi bị bệnh tai biến.

10-55-41_still1101_00021
Bà Ngươn chăm sóc cho người chị sau những giờ đi bán vé số

Cụ bà là Võ Thị Ngươn, 90 tuổi ngụ số 148/4, đường Hoàng Hoa Thám - khóm Hòa Khánh (phường 2, TP Sa Đéc). Mặc dù 90 tuổi nhưng hàng ngày bà vẫn lãnh khoảng 50 tờ vé số rồi ngồi bán từ trưa đến tận tối. Bao nhiêu tiền kiếm được từ công việc bán vé số, bà dành dụm lo ăn ở, thuốc men cho người chị là bà Võ Thị Hạnh, năm nay đã ngót 95 tuổi.

Khi được hỏi tại sao lớn tuổi rồi, bà không nghỉ mà phải đi bán vé số, bà Ngươn tâm sự: “Ngày nào còn sức khỏe thì tôi còn đi bán, giờ già yếu rồi đâu biết làm gì ra tiền. Chỉ mong còn sức khỏe để tiếp tục lo cho chị Hai, chứ mình chết trước rồi không biết ai lo cho chị”.

Tuổi cao lại phải đi nhiều nên chân bà Ngươn bị sưng vù, nhức buốt. Bà Ngươn cho biết bác sỹ bảo bà bị giãn tĩnh mạch, rối loạn nhịp tim và máu cao bất thường nên hạn chế đi lại nhưng vì không người thân chăm nom, vì miếng cơm manh áo thời gian qua bà vẫn phải đi bán vé số kiếm tiền.

Được biết, bà Ngươn có 3 chị em gái, từ lúc cha mẹ và người em út mất, bà và người chị không người nào lập gia đình, nương tựa nhau mà sống.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm