| Hotline: 0983.970.780

Cuối năm, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật phải chặt hơn

Thứ Tư 13/12/2023 , 14:40 (GMT+7)

Quảng Bình Về cuối năm, lực lượng thú y Quảng Bình càng tăng cường nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

Cán bộ thú y tỉnh Quảng Bình thực hiện giám sát vận chuyển động vật qua địa bàn. Ảnh : T. Phùng.

Cán bộ thú y tỉnh Quảng Bình thực hiện giám sát vận chuyển động vật qua địa bàn. Ảnh : T. Phùng.

Thời gian dần về cuối năm là lúc lực lượng thú y tăng cường nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật để phát hiện kịp thời các loại dịch bệnh và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Ông Trần Công Tám, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ chăn nuôi, đơn vị xử cán bộ kiểm dịch trực tiếp thực hiện công tác kiểm dịch tại các trang trại tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ cơ sở được xuất bán sản phẩm ra ngoại tỉnh. “Cho đến nay, đơn vị đã duy trì kiểm soát đến 98 - 100% số lượng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn”, ông Tám cho hay.

Dù lực lượng mỏng, nhưng nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn được duy trì tốt. Trong năm, lực lượng của Chi cục đã thực hiện kiểm dịch cho gần 59.000 con trâu bò, gần 70.000 lợn, trên 700.000 con gia cầm các loại và gần 20 tấn sản phẩm động vật.

Ngoài ra, đơn vị còn hỗ trợ kiểm dịch , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu bò từ Thái Lan về và kiểm dịch động vật thủy sản cho các doanh nghiệp tại Quảng Bình đưa đi các tỉnh để nuôi trồng. Nhiệm vụ kiểm dịch vật nuôi từ ngoại tỉnh nhập vào cũng rất quan trọng, bởi đó cũng là nguồn mang bệnh vào lây lan.

Trên địa bàn huyện Minh Hóa đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp nhập giống lợn và đưa vào địa bàn bị chết hàng loạt, làm phát sinh dịch bệnh, lây lan sang đàn gia súc của địa phương. 

Vụ việc xảy ra khi một doanh nghiệp thực hiện chương trình hỗ trợ, đã mua lợn giống từ tỉnh ngoài về và không qua kiểm dịch, đưa đến cho người dân tại các xã miền núi Thượng Hóa, Góa Sơn,… Tháng sau, tại các thôn Khai Hóa, Quyền, Hát (xã Thượng Hóa) và Đặng Hóa (xã Hóa Sơn), đã xảy ra tình trạng lợn mắc bệnh, chết với số lượng khá nhiều, khiến các hộ chăn nuôi lo lắng… Cơ quan chức năng xác định lợn chết do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chức năng, lực lượng thú y tiến hành các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan và thực hiện tiêu hủy số lợn bị mắc bệnh. Bà con chăn nuôi tại các địa phương nói trên bị thiệt hại gần 300 con lợn nuôi để bán vào dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Ngoài ra, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại thành phố Đồng Hới, nguyên nhân do có trường học nhập thịt lợn từ ngoài tỉnh về không qua kiểm dịch.

Các địa phương tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn trong thời gian cuối năm. Ảnh: T. Phùng.

Các địa phương tăng cường kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn trong thời gian cuối năm. Ảnh: T. Phùng.

Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT Quảng Bình đã có văn bản chỉ đạo các ban ngành, đơn vị phối hợp với UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn tình trạng này.

Theo ông Trần Đình Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Bình, ngành chỉ đạo không nhập vào địa phương con giống không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng các yêu cầu về giống vật nuôi. Kiên quyết xử lý các trường hợp sản xuất, mua bán giống vật nuôi kém chất lượng, vi phạm các quy định về quản lý thú y.

‘‘Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung ứng con giống vật nuôi và đơn vị làm chủ đầu tư không thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh vào địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm’’, ông Hiệp nhấn mạnh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã triển khai kế hoạch tăng cường cán bộ về các địa phương để hỗ trợ công tác kiểm soát kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật vào địa bàn. Các địa phương có địa giới tiếp giáp với các địa phương khác như huyện Lệ Thủy (tiếp giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch (tiếp gíap với huyện Hương Khê, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) càng phải chú trọng hơn.

Trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, chính quyền các địa phương các xã gíap ranh đã bố trí lực lượng, phối hợp với cán bộ Phòng NN-PTNT huyện, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tăng cường giám sát việc vận chuyển động vật vào địa bàn. Ông Đinh Xuân Thương, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuyên Hóa cho biết đã chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con trong việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn chứ không lợi dụng việc kiểm soát để gây phiền nhiễu.

‘‘Tuy nhiên, nếu phát hiện dấu hiệu không an toàn dịch bệnh lực lượng kiên quyết buộc quay về nơi xuất phát hoặc buộc phải tiêu hủy. Có như vậy mới góp phần vào việc ổn định tình hình dịch bệnh trong giai đoạn cuối năm’’, ông Thương nói thêm.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khát vọng Huổi Khon

13 năm trước, bản vùng cao này là một điểm nóng về trật tự xã hội, nhưng giờ thay da đổi thịt như một lời hứa nguyện theo Đảng, theo chính quyền của bà con.