| Hotline: 0983.970.780

Cựu lãnh đạo cấp cao Trung Quốc không được xuất ngoại?

Thứ Tư 13/04/2016 , 09:05 (GMT+7)

Không chỉ phải tránh can dự vào các công việc chính trường, “ở ẩn” gần như hoàn toàn, không viết hay xuất bản hồi ký, nhiều cựu lãnh đạo Trung Quốc còn không được xuất ngoại, theo Tạp chí Foreign Policy (Mỹ).

Theo các cuộc phỏng vấn nhiều nhân vật thân cận với giới lãnh đạo cao cấp Trung Quốc, các cựu thành viên Bộ Chính trị không được phép xuất ngoại. Muốn đi phải được sự cho phép của Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm.

“Đây là quy tắc được tất cả chấp nhận”, nguồn tin giấu tên nói với tờ tạp chí Mỹ nổi tiếng về các vấn đề chính trị, ngoại giao. Quy tắc này áp dụng cho hàng chục chính trị gia, bao gồm cả những lãnh đạo tối cao đã về nghỉ như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào, người cho đến nay vẫn chưa dính cáo buộc tham nhũng nào.

Không đi nước ngoài

Một chuyên gia về chính trị Trung Quốc, người yêu cầu được giấu tên, nói quy định được thực hiện rất nghiêm ngặt nên có rất ít cựu Ủy viên Bộ Chính trị xuất ngoại kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời năm 1976.

Có những quy định về việc đi lại của các Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm: Họ không được xuất ngoại hơn một lần trong năm, trừ những tình huống công việc đặc biệt. Hầu hết các chuyến đi chỉ giới hạn trong vòng 3-5 ngày, theo một quy định ra đời năm 1980. Tuy nhiên, chưa rõ có quy định nào cụ thể về trường hợp cựu lãnh đạo Trung Quốc được phép ra nước ngoài hay không.

“Chính trị cấp cao ở Trung Quốc là một bức màn bí ẩn”, David Lampton, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, của Trường Nghiên cứu quốc tế cao cấp Johns Hopkins nói.

Bo Zhiyue, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc đương đại của Đại học Victoria (New Zealand) dự đoán rằng cựu Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc không có hộ chiếu cá nhân, thay vào đó là hộ chiếu công vụ, do Văn phòng Trung ương Đảng quản lý. “Có nghĩa là không thể đi nước ngoài (nếu không được cho phép)”, ông nói.

Trong khi đó, chiến dịch chống tham nhũng của chủ tịch đương nhiệm Tập Cận Bình đang diễn ra và đó lại là một lý do khác khiến các cựu lãnh đạo không thể đi đâu ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng lý do lớn hơn, theo Bo, “cựu lãnh đạo nắm giữ nhiều thông tin nội bộ có thể làm hại hình ảnh tổ chức”.

Chuyên gia còn cho rằng các cựu lãnh đạo, trong mắt những người đương nhiệm, có thể thu hút sự chú ý của công chúng, đôi khi lấn át họ. “Vì vậy, cách cựu lãnh đạo phải bớt xuất hiện, để “khoảng trống” đó cho người đương nhiệm”, Dali Yang, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago (Mỹ).

Hạn chế hoạt động của cựu lãnh đạo còn đồng nghĩa họ không còn khả năng can dự vào các hoạt động xây dựng chính sách, không giống như khi cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tới thăm Bình Nhưỡng năm 1994. Ông Carter, người có quan hệ cá nhân với lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành đã tới thủ đô Bình Nhưỡng với tư cách đặc phái viên của Tổng thống Mỹ lúc đó là Bill Clinton để củng cố một thỏa thuận về hạt nhân: ông được nói là đã đàm phán vượt quá những giới hạn mà chính phủ Mỹ đưa ra ban đầu.

10-04-59_bush-ve-trnh
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush vui thú với việc sáng tác hội họa (Ảnh: guadianlv.com)

“Ở Mỹ, một cựu tổng thống là tài sản rất có giá trị của quốc gia”, Bo nói. “Ở Trung Quốc, người ta không muốn các cựu lãnh đạo quay lại chính trường. Họ giữ các cựu lãnh đạo càng xa càng tốt”.

Để nhìn nhận sự khác biệt, hãy trông vào đám tang của người lập ra Singapore, ông Lý Quang Diệu, hồi tháng 3/2015. Ông Lý lúc sinh thời giữ cả mối quan hệ thân cận với Mỹ và Trung Quốc. Cựu Tổng thống Clinton dẫn đầu đoàn Mỹ đến viếng. Trung Quốc cử Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm, Phó Chủ tịch Lý Nguyên Triều đến dự. “Chính sách ngoại giao có bề dày lịch sử được “coi sóc” cẩn thận, và Trung Quốc nỗ lực cho thấy điều đó vẫn được đảm bảo”, Yang nói.

Chẳng lo về tiền

Ở Trung Quốc, ngoài chuyện giữ các cựu lãnh đạo “tại gia” ngoài việc ngăn cản họ tham gia chính trường, còn có ý nghĩa khác. Bắc Kinh sẽ không thể vui nếu các lãnh đạo cũ đi khắp thế giới tư vấn này nọ cho các chính phủ, như cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, hay có những bài diễn thuyết được trả cả triệu USD như cựu Tổng thống Clinton, nhất là khi Chủ tịch Tập đã phát động chiến dịch chống tham nhũng.

Mặt khác, theo một giáo sư Trung Quốc có quan hệ thân cận với giới lãnh đạo cấp cao, các cựu lãnh đạo Trung Quốc “không cần kiếm tiền” như các ông Tony Blair hay Bill Clinton. Nhiều người tin rằng họ cực kỳ giàu có nhờ vào các ban phát ân huệ cho họ hàng và người thân cận, những đặc quyền đặc lợi và mối quan hệ làm ăn tạo dựng trong lúc đương quyền.

Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, người đang ngồi tù, là một ví dụ. Khi ông này bị “đánh đổ”, nhà đương cục Trung Quốc đã tịch thu 14,5 tỷ USD của cải, tài sản của gia đình và thân hữu của ông Chu.

Có người đặt câu hỏi: nếu không đi nước ngoài, cựu lãnh đạo Trung Quốc làm gì? Chắc chắn là khác xa cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, người vui thú với việc vẽ tranh trong nông trại của ông ở Texas, hay như cựu Tổng thống Dwight D. Eisenhower, về nghỉ hưu ở Pennsylvania mở trang trại nuôi bò.

Nhưng bởi thông tin về đời sống của các cựu lãnh đạo Trung Quốc được xem là điều bí mật và nhạy cảm, người ta cũng khó mà biết họ thực sự làm gì khi đã “về vườn”. Và có làm gì hay không còn tùy thuộc vào vây cánh, những ảnh hưởng chính trị hiện hữu trong số “đàn em” đương chức mạnh hay yếu.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm