| Hotline: 0983.970.780

Đã đến lúc cặp nào về với cặp ấy, thu xếp với nhau sao cho ổn thỏa!

Thứ Tư 15/08/2018 , 06:50 (GMT+7)

Vợ chồng cháu rất muốn bán ngôi nhà để vào chung cư mua hai căn hộ cạnh nhau. Đã đến lúc phải giải phóng cho chồng cháu cảnh chăm lo cho bố mẹ mà không cần ở rể. Nhưng...

Cô Dạ Hương kính!

Bố mẹ cháu không có con trai. Cháu là chị, đang sống ở một thành phố nhỏ, em gái cháu đi du học và đã lấy chồng ở nước ngoài và định cư bên ấy.

Xem như bố mẹ cháu chỉ có một chỗ duy nhất là cháu. Chồng cháu là con trai út của một gia đình đến 3 con trai nên anh ấy xem bố mẹ cháu như bố mẹ đẻ. Cũng có nghĩa là anh ấy chấp nhận ở rể, mặc mọi người nghĩ sao thì nghĩ. Bố mẹ anh là người có học, nói “sao cũng được miễn bố mẹ được chăm sóc và con cái vui vẻ, các cháu có ông có bà khi còn bé”.

Hai mươi năm đã trôi qua. Con gái của cháu năm nay 18 tuổi, được dì hậu phương sang ăn học bên ấy. Con trai út của cháu 15 tuổi, lớp 9, trường học ở gần, cháu tự đi về được, bố mẹ không phải lo mà ông bà ngoại cũng không phải giúp. Vấn đề khiến cháu viết thư này là chuyện khác cô ạ, chuyện tuổi già của bố mẹ.

Vâng, cô ạ, mẹ cháu đã về hưu và bố hơn mẹ 2 tuổi, cũng vừa về hưu. Vợ chồng cách nhau không xa về tuổi tác nên cháu thấy có bi kịch mà nữa chúng cháu cũng phải tính trước là chồng quá trẻ khỏe so với lão nhanh của vợ. Bố rất phong độ, hào hoa, khi còn đi làm thì là sếp (nhỏ thôi), quan hệ rộng, bạn bè khắp nước. Mẹ về hưu mới 4 năm mà mẹ tụt hậu nhanh, không sử dụng smartphone, không Internet, trong khi đó suốt ngày canh bố giữ bố, càu nhàu bố sao say mê vi tính, say mê bạn bè, say mê xê dịch…

Sâu xa cháu biết bố không thích đưa mẹ đi cùng, vì mẹ già, quê, và lèm bèm gắt gỏng. Cũng tại vì công việc của mẹ ngày chưa hưu không gắn với quảng giao xê dịch, mẹ có tật say xe rất nặng nữa. Đến khổ vì ông bà cô ạ. Ở nhà thì lục đục, bà đi chợ nấu ăn, ông không về ăn, đến bữa, vợ chồng cháu cứ phải dỗ bà vì bà dỗi, mà đã dỗi thì dỗi tất. Bà càng thế ông càng đi tợn.

Vợ chồng cháu rất muốn bán ngôi nhà để vào chung cư mua hai căn hộ cạnh nhau. Đã đến lúc phải giải phóng cho chồng cháu cảnh chăm lo cho bố mẹ mà không cần ở rể. Nhưng căn nhà này bố mẹ gây dựng, bao nhiêu kỷ niệm, thật khó mở lời cô ạ. Nhưng các cháu tách đi, dù rất muốn nhưng không nỡ, chả lẽ để mẹ lại với ngôi nhà và những bữa chờ chồng trong nước mắt?

---------------------

Cháu thân mến!

Trước hết cô khen vợ chồng cháu đã thu xếp cho chồng cháu sống như đứa con trai với bố mẹ vợ. Nghĩa là cháu nghĩ cho chữ hiếu thì chồng cháu là người thực hiện chữ hiếu ấy. Phải có sự hy sinh mà ai hy sinh thì phải ghi nhận. Cô không nghĩ chồng cháu sinh ra trong gia đình 3 con trai nên mới ở rể, không đến mức ấy, đúng không? Vậy thì trong khi ai cũng thích độc lập tự do, chồng của cháu đã nghe cháu, đã vì tình yêu với cháu mà chấp nhận sống chung với bố mẹ vợ. Đành rằng khi các cháu ngoại còn bé, ông bà ngoại là chỗ dựa, nhưng cũng phải nói cho tới lẽ, rằng các cháu đã làm tươi tắn cuộc sống đơn chiếc của ông bà chứ.

Có hợp thì sẽ có tan. Đến lúc nào đó các cháu cũng già, các cháu cũng phải xa dần con cái mình. Các cháu trái tính, hoặc đơn giản các cháu chỉ thuần túy muốn bếp riêng, muốn bữa ăn chỉ có vợ chồng con cái mình, muốn đêm dài yên tĩnh mà vợ chồng cháu là trụ cột của mái nhà mình. Rất nhiều ước muốn mà khi trẻ mình đã không có được.

Trong khi đó bố mẹ cháu đang thời kỳ tàn lụi của họ đây. Ai biết trước thì chuẩn bị trước, tập thể dục, điều chỉnh tâm lý, hạ cánh hưu không có nghĩa là nghỉ hẳn mọi thứ, kể cả chuyện trên giường của vợ chồng. Xem ra bố cháu vẫn sung mãn, phong độ, nhưng mẹ thì không nâng cấp mình bằng các biện pháp đương nhiên của văn minh. Người ta cập nhật, lướt web chơi phây, đi tập, đi nhảy…Mẹ chỉ biết nấu ăn mà đã già rồi, bố đã nhàm rồi, ăn gì đâu quan trọng bằng đi chơi, đi những nơi nào, đi với ai, ăn mặc ra sao, túi xách gì, giày dép những gì…

Một người đàn ông lục tuần khỏe mạnh phong độ, họ trường sức 15 năm nữa. Mẹ sẽ đứng bên vệ đường, ngóng bố 15 năm nữa. Cháu nên nói thẳng để bố mẹ điều chỉnh, người chậm lại người vượt lên để song hành. Và đã phác thảo kế hoạch đổi nhà thì nói ra đi, hay đấy, ở chung cư thang máy chuẩn bị cho mẹ già an toàn, sát bên nhau với con cháu mà vẫn riêng tư, hai bếp, một bếp già có quyền chểnh mảng, một bếp trẻ hương lửa đang trở lại. Nói chung, đã đến lúc cặp nào về với cặp ấy, thu xếp với nhau sao cho ổn thỏa. Mà cặp nào không thỏa thì đành chịu, đừng để chồng cháu chứng kiến cảnh bố mẹ vợ hục hặc mỗi ngày và rồi chính hắn cũng không thể giữ nổi sự kính trọng, tình thương yêu như trước nữa.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm