| Hotline: 0983.970.780

Đại gia đình ở tận cùng nỗi đau

Thứ Sáu 16/07/2010 , 10:52 (GMT+7)

Chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Thường, người dân tộc Mường, ở thôn Cao Vân, xã Ngọc Khê, Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vào những ngày hè nắng gắt.

Gia đình ông Thường bên căn nhà rách nát
Chúng tôi tìm đến nhà ông Phạm Ngọc Thường, người dân tộc Mường, ở thôn Cao Vân, xã Ngọc Khê, Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vào những ngày hè nắng gắt.

Căn nhà bé nhỏ nằm tận cuối chân đồi. Trong căn nhà lạnh lẽo ấy có ba người ôm nhau khóc trên giường, cạnh cửa sổ. Tôi nhìn khắp nhà ông chẳng thấy có đồ đạc gì đáng giá ngoài những tấm giấy khen, bằng khen, huân chương...

Về ba người đang ôm nhau khóc, ông Thường tâm sự: “Đó là hai đứa lớn và đứa cháu nội tôi đấy. Khổ lắm! Vợ chồng tôi có 3 người con. Sinh ra đứa nào cũng khỏe mạnh; lớn lên lập gia đình thì lần lượt có những biểu hiện bất thường. Cho đến nay không biết bao nhiêu tài sản của gia đình bán đi để chạy chữa, kết quả đâu chẳng thấy, giờ chỉ còn căn nhà tạm bợ với 4 miệng ăn”.

Kể đến đây ông như nghẹn lại vì gia cảnh quá bi đát. Năm 1965, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường vào Nam chiến đấu. Năm 1976 xuất ngũ trở về quê hương lập gia đình với bà Phạm Thị Lan. Ở với nhau chưa được một năm, ông lại viết đơn lên đường tham gia chiến trường bảo vệ biên giới Việt - Trung (năm 1979). Trong thời gian này ông bị thương và đưa về Bệnh viện quân y Quân khu 4 điều trị và được xác nhận là thương binh hạng ¼.

Vợ chồng ông sinh được 3 người con (hai trai, một gái), lớn lên cả 3 đều lập gia đình trong tình trạng sức khỏe bình thường. Con gái thứ hai là Phạm Thị Trang, sau khi sinh con thì có dấu hiệu không bình thường, da nhăn nheo gầy guộc, ốm đau triền miên. Con cả là anh Phạm Ngọc Chiến bị thần kinh, chửi mắng, hò hét mỗi khi trái gió. Nặng nhất là con út - anh Phạm Ngọc Hải, tay bị co quắp, hay lên cơn co giật phải nằm điều trị ở bệnh viện thường xuyên.

Con của anh Phạm Ngọc Hải là cháu Phạm Ngọc Dương sinh năm 2004, đến nay đã được 6 tuổi nhưng không thể cầm nổi bát ăn cơm. Năm cháu Dương lên 3 tuổi thì mắc phải căn bệnh lạ, chân tay cứ teo tóp dần, da vàng xạm. Gia đình đưa cháu Dương đến viện khám được chuẩn đoán bị bệnh tim, thiếu máu. Mỗi tháng ít nhất gia đình phải truyền máu một lần, bình quân mỗi tháng phải mất 1 đến 2 triệu tiền thuốc.

“Điều trớ trêu là cả hai cha con anh Hải đổ bệnh cùng lúc. Thằng Hải vốn đã yếu giờ thêm căn bệnh co giật, tính tình lại bất thường. Gần mười năm nay, cả hai cha con thay nhau nằm giường bệnh viện, vợ chồng không làm được việc gì, cả ngày thay nhau chăm sóc con cháu. Bình thường còn đỡ chứ lúc trái gió trở trời nó la thét, đập phá hay suất ngày. Vợ chồng tôi chỉ biết cắn răng chịu đựng”, ông Thường kể mà nước mắt chảy ròng. 

Nghi ngờ bệnh tình của mình ảnh hưởng do chiến tranh, nhiều lần ông Thường đi xét nghiệm nhưng đến nay vẫn đang chờ kết quả. 

Tính đến nay ông Thường đã tròn 50 năm tuổi Đảng. “Kinh tế kiệt quệ, không có tiền mua thuốc, bà con hàng xóm thương tình cũng gom góp chút ít, bà con ở đây đa số là người Mường cuộc sống chật vật chúng tôi cũng chẳng trông cậy được gì", ông Thường nói.

Đại gia đình ông Thường đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm để vượt qua những khó khăn lúc này. Mọi sự giúp đỡ xin quý vị gửi về cho ông Thường theo địa chỉ nêu trên hoặc gửi về Văn phòng báo Nông nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng - TP Cần Thơ, ĐT: 07103835431; chúng tôi sẽ chuyển giúp tới quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.