| Hotline: 0983.970.780

Đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở giết mổ

Thứ Năm 12/08/2021 , 17:41 (GMT+7)

BẮC NINH Các cơ sở giết mổ động vật có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức nguy cơ thấp theo quy định (dưới 30%) mới được phép tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Cơ sở giết mổ phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19

Thực hiện ý kiến của Bộ NN-PTNT tại văn bản số 4884/BNN-TY (văn bản 4884/BNN-TY) ngày 03/8/2021 gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện công tác kiểm soát giết mổ động vật trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Chủ tịch UBND vừa có văn bản chỉ đạo đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện công tác kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện công tác kiểm soát giết mổ động vật. Ảnh: Phạm Hiếu.

UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện công tác kiểm soát giết mổ động vật. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các đơn vị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện công tác kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở giết mổ động vật chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi đảm bảo an toàn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Trong đó, chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở giết mổ có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức nguy cơ thấp trở xuống (dưới 30%) theo quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; đã thực hiện đăng ký Bản cam kết bảo đảm thực hiện các biện pháp an toàn về phòng, chống dịch.

UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các cơ sở giết mổ phải có kế hoạch phòng, chống Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19, đặc biệt không sử dụng lao động đang thuộc diện cách ly y tế. Người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc RT-PCR). Chủ cơ sở lập danh sách thông tin người lao động và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần…

Đảm bảo vệ sinh thú y

Động vật trước khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được phép giết mổ trước và phải có nguồn gốc rõ ràng.

Sau khi giết mổ, phải đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Ảnh: Phạm Hiếu.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các cơ sở giết mổ tập trung, gia súc, gia cầm được vận chuyển từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ bằng phương tiện đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ được tiêu thụ trong và ngoài phạm vi địa bàn cấp tỉnh. Riêng sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ tại cơ sở nhỏ lẻ được tiêu thụ trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh.

Trong trường hợp chủ các cơ sở giết mổ động vật và công nhân giết mổ bị nhiễm Covid-19, phải tuân thủ theo hướng dẫn của ngành y tế về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở sản xuất.

Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, những tháng cuối năm 2021, sản xuất thủy sản, chăn nuôi được nhận định sẽ tiếp tục phải đổi mặt với nhiều khó khăn, thách thức như bắt đầu vào mùa mưa bão..., đặc biệt là diễn biến rất phức tạp và nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 làm gia tăng nguy cơ đứt gãy hàng loạt các chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu kép của Chính phủ, với phương châm vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển sản xuất, đảm bảo mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2021, tại văn bản 4884/BNN-TY ngày 28/7, Bộ NN-PTNT đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo phát triển sản xuất thủy sản, chăn nuôi các tháng cuối năm 2021.

Theo đó, các địa phương cần chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của Chính phủ và của địa phương tại các cảng cá, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...

    Tags:
Xem thêm
Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.