| Hotline: 0983.970.780

Đám cưới không chú rể của người lính biên phòng

Thứ Hai 01/02/2021 , 05:45 (GMT+7)

Rằm tháng Chạp, Đội trưởng Trinh sát Đồn Biên phòng Si Pa Phìn, Điện Biên, tranh thủ lúc giao ca, gọi điện thoại về quê dưới Phú Thọ để theo dõi đám cưới của mình.

Chiến sĩ Đồn Si Pa Phìn trên đường tuần tra biên giới. Ảnh: Bảo Thắng.

Chiến sĩ Đồn Si Pa Phìn trên đường tuần tra biên giới. Ảnh: Bảo Thắng.

Đám cưới không chú rể

“Tôi vừa xem vừa nghẹn ngào. Chẳng biết nói gì lúc ấy”, Đội trưởng trinh sát Nguyễn Mạnh Toàn kể, trong lúc lật giở những bức ảnh chụp màn hình ngày vui trọng đại nhất của đời người.

31 tuổi, Toàn thường bị anh em Đồn Si Pa Phìn trêu là “làm ách tắc con đường lập gia đình” của đơn vị. Những lúc ấy, anh chỉ biết cười trừ.

Suốt 10 năm, từ lúc quen đến khi về chung một nhà với vợ mới cưới, chàng học viên Học viện Biên phòng luôn canh cánh nghĩa vụ với người bạn thuở thanh mai trúc mã, nhưng chưa một lần tròn cơ hội.

Năm 2014, anh ra trường, vào thực tập ở Bình Phước. Năm 2015, anh thuyên chuyển về Quảng Nam. Tới 2016, Toàn lại được tăng cường lên Tây Nguyên, một năm sau, anh một lòng Bắc tiến để gần vợ hiện tại, và dừng chân nơi mảnh đất Điện Biên.

Dưới quê, nhà Toàn cách nhà vợ chỉ một con đồi, đi xe máy chỉ vài chục phút là tới. Nhưng lên đơn vị, anh phải mất 12 tiếng đằng đẵng ngồi xe khách mới được gặp người thương.

Một năm có ba, bốn đợt phép, lần nào Toàn cũng được lãnh đạo và anh em trong đơn vị ưu tiên cho nghỉ những dịp lễ, Tết để có nhiều thời gian động viên hậu phương.

“Cả hai gia đình khuyên, là nếu đã xác định đến với nhau thì tổ chức sớm. Con gái người ta có thì”, Toàn nói trong lúc tay lướt ảnh một cách vô thức trên điện thoại.

Đội trưởng trinh sát Nguyễn Mạnh Toàn. Ảnh: PV.

Đội trưởng trinh sát Nguyễn Mạnh Toàn. Ảnh: PV.

Chìm vào suy tư một lúc, chàng lính biên phòng mới thôi xúc động. Đẩy gọng kính lên cao sống mũi, anh kể tiếp: “Sang năm, vợ gặp tuổi kim lâu nên gia đình hai bên thống nhất tổ chức trong năm. Định ngày là rằm tháng Chạp, nhưng thời gian gấp quá, tôi không xoay kịp, giữa lúc thực hiện nhiệm vụ kép là tuần tra biên giới và phòng chống dịch Covid-19. Thôi thì mình cứ tổ chức lấy ngày rồi về bù đắp sau vậy”.

“Bù đắp”, theo ý Toàn, chỉ là một bữa cơm sau Tết Nguyên đán, có đủ quan viên hai họ và… cô dâu chú rể. Đó còn là những ngày người vợ mới có chồng ở bên, thay vì vò võ một mình trong ngày cưới. “Vợ khóc nhiều lắm, nhưng vì nghĩa vụ với Tổ quốc, với quê hương, chúng tôi động viên nhau vượt qua”, anh bảo.

Nguyễn Mạnh Toàn trong một chuyến tuần tra biên giới. Ảnh: PV.

Nguyễn Mạnh Toàn trong một chuyến tuần tra biên giới. Ảnh: PV.

Toàn là trường hợp đặc biệt, nhưng không phải duy nhất trong việc lập gia đình muộn. Ở đồn Si Pa Phìn còn ba, bốn chiến sĩ nữa tầm 27, 28 tuổi, cái tuổi mà nếu ở quê người ta dễ đã có hai mặt con. Nhưng giống Toàn, họ chỉ biết nắm chắc cây súng, còn tay người yêu thì chưa nắm bao giờ.

Người trẻ đã vậy, những anh lính già cũng có những nỗi niềm riêng mỗi lần thăm nhà. Có người tranh thủ lên đơn vị lúc con ngủ. Có người chỉ dám bật 2G để sóng điện thoại ổn định, nhỡ may ở nhà gọi. Những lần sử dụng video call để nhìn mặt con, với họ, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Chiến sĩ Đồn Si Pa Phìn phát khẩu trang cho người dân trong lúc tuần tra. Ảnh: Bảo Thắng.

Chiến sĩ Đồn Si Pa Phìn phát khẩu trang cho người dân trong lúc tuần tra. Ảnh: Bảo Thắng.

Làm rể trong bản

Những khoảng lặng của Đội trưởng Đội Trinh sát Nguyễn Mạnh Toàn phần nào khuây khỏa khi cũng trong ngày 27/1, Đồn Biên phòng Si Pa Phìn kịp thời phát hiện 4 đối tượng nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam tại khu vực mốc 66, thuộc bản Đề Bua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ.

Cột mốc 66 là một trong ba chốt kiểm soát cố định mà đồn Si Pa Phìn triển khai từ hồi năm ngoái, khi đợt dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát. Ngoài mốc 66 còn cặp cửa khẩu phụ Si Pa Phìn - Huổi Lả, và lối mòn Mốc 65 trên địa phận xã Chà Nưa. Trong đợt cao điểm đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng lần thứ XIII, từ ngày 24/1, đồn tăng cường nhiều tổ chốt chặn, mỗi tổ 5 - 6 người, thực hiện nhiệm vụ ở các xã biên giới trên địa bàn do đơn vị quản lý. Với quan điểm giao nhiệm vụ đến từng chiến sĩ ở các điểm chốt chặn, đồn đã phối hợp với UBND các xã tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác phòng chống dịch Covid-19 vừa chớm bùng phát.

Với nhiệm vụ quản lý gần 40km đường biên và 13 cột mốc trên tuyến biên giới Việt - Lào, các chiến sĩ cắm chốt 100% đến sau Tết Nguyên đán. Vì ở trên rừng, cách xa đường lớn, cán bộ chiến sĩ tại chốt phải tự túc cả lương thực lẫn nước uống. Nước được lấy từ khe suối, cách chốt vài kilomet, rồi được dẫn về téc nước lớn chừng 5 khối dựng cheo leo trên vách núi, vừa làm bể chứa vừa làm bể lắng. Những ngày mùa hè, nước nhiều, anh em tại chốt có thể sử dụng thoải mái. Còn mùa đông, nước chảy nhỏ giọt, có khi cả ngày mới được lưng bể. Phải dè sẻn lắm, anh em trong chốt mới đủ nước sinh hoạt.

“Cả ngày tuần tra, cắm chốt, lúc rỗi tranh thủ cải thiện bữa ăn nên nhiều lúc thấy thèm tiếng người lắm”, Thượng úy Thào A Sình, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đảng viên cắm bản Mậy Hốc, xã Phìn Hồ bộc bạch. Dù nhà A Sình cách Đồn Si Pa Phìn vài kilomet, mấy tháng nay anh chưa về thăm nhà. Lần gần nhất A Sình thăm vợ mới cưới là lúc đón con đầu lòng.

Sinh năm 1994, A Sình thuộc nhóm lập gia đình sớm của đồn. Do nhà vợ ở gần, anh tìm hiểu và quyết định về chung một mái ấm chỉ sau vài tháng. “Lính biên phòng ít ở nhà, nên bố mẹ tôi khuyên lấy vợ trong bản. Có gì mình tranh thủ tạt qua cũng tiện”, A Sình bẽn lẽn nói. Đứng bên cạnh, nhiều đồng đội vỗ vai A Sình, ánh mắt ngước về rặng núi phía xa, nơi có khói bếp bốc lên từ vài chục nóc nhà.

Trong số những người mừng hạnh phúc cho A Sình có Trung tá Lương Hoàn Hiển, Đồn trưởng Đồn Si Pa Phìn. Lập gia đình năm 30 tuổi, trước khi lên biên cương, gắn bó với đất Điện Biên, anh Hiển bông đùa: “Nếu không quen vợ dưới xuôi từ sớm, có khi tôi cũng thành rể trong bản A Sình”.

Chốt chặn biên cương

Ngày 27/1, trong quá trình tuần tra, kiểm soát tại khu vực Chốt phòng dịch Covid-19 tại mốc 66 thuộc bản Đề Pua, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Si Pa Phìn (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên) đã phát hiện và bắt giữ 4 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam.

Danh tính các đối tượng được xác định gồm: Lò Thị Nọi, Lò Văn Mạnh, Quàng Văn Phong và Tòng Văn Phương. Cả 4 người đều có hộ khẩu thường trú ở xã Xuân Lao, huyện Mường Ảng.

Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng khai nhận đã sang Lào làm thuê cho doanh nghiệp, khi đang trên đường trở về quê ăn Tết Nguyên đán thì bị lực lượng biên phòng kiểm tra, bắt giữ.

Vụ việc đang được Đồn Biên phòng Si Pa Phìn hoàn tất hồ sơ xử lý vi phạm hành chính và bàn giao cho Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ để đưa các đối tượng đi cách ly theo quy định.

  • Làng Nủ trước ngày khánh thành
    Phóng sự 14/12/2024 - 21:19

    40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.

  • Thái Bình phục hồi 'làng muối tâm linh’
    Phóng sự 14/12/2024 - 10:15

    Hạt muối sạch phơi cát Tam Đồng sẽ được phục hồi gắn với du lịch tâm linh, với di tích Đền Bà chúa Muối nức danh cả nước và sẽ là 'hạt muối di sản'.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.