| Hotline: 0983.970.780

Đàn lợn tỉnh Thanh Hóa đạt 100% so với trước dịch tả lợn châu Phi

Thứ Ba 25/08/2020 , 14:05 (GMT+7)

Gần nửa năm sau ngày dịch tả lợn châu Phi được khống chế, tổng đàn lợn tại tỉnh Thanh Hóa đã đạt trên 1,2 triệu con, đạt 100% so với trước dịch.

Tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm chính sách tái đàn lợn

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho hay, kết quả đó là cả sự cố gắng lớn của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa nhằm khôi phục lại đàn lợn. Với đà này, những tháng cuối năm, tổng đàn lợn của tỉnh Thanh Hóa sẽ còn tăng bởi hiện có rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang chuẩn bị nhập đàn.

Thời gian qua, các công ty, đơn vị chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất tích cực nhập đàn lợn phẩm cấp ông bà, cụ kỵ từ các nước chăn nuôi phát triển về để tăng, tái đàn lợn. Ảnh: Võ Dũng.

Thời gian qua, các công ty, đơn vị chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa rất tích cực nhập đàn lợn phẩm cấp ông bà, cụ kỵ từ các nước chăn nuôi phát triển về để tăng, tái đàn lợn. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Giang cho rằng, việc đàn lợn tăng nhanh và không phát sinh dịch bệnh là nhờ tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm chính sách tái đàn lợn trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học trong chăn nuôi. Sở dĩ tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng khôi phục được đàn lợn là nhờ thực hiện nghiêm Quyết định 50/2014/QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 5637/2015/QĐ-UBND, ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có chính sách hỗ trợ hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Trong năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ cho 5 khu chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn tỉnh. Những chính sách này đã góp phần phát triển đàn giống gốc vật nuôi của tỉnh cả về quy mô, số lượng và chất lượng”.

Bài liên quan

Theo ông Giang, hiện nay đàn lợn nái ngoại hướng nạc cấp ông bà tại tỉnh Thanh Hóa đã có gần 1.800 con. Hiện tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cung cấp khoảng 10.000 lợn cái hậu bị bố mẹ/năm đảm bảo chất lượng, giá thành phù hợp, chống chịu tốt với dịch bệnh để cung ứng cho hộ chăn nuôi, sinh sản tạo ra đàn vật nuôi thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, đem lại thu nhập cho người chăn nuôi.

Tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng thêm trên 100 nghìn con lợn từ nay đến cuối năm

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa, sau 6 tháng kể từ ngày dịch tả lợn châu phi được không chế, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh ước tính trên 1,2 triệu con, đạt 100% so với thời điểm xẩy ra dịch tả lợn châu Phi.

Trong đó, 9 tháng đầu năm 2020, đàn lợn tăng thêm 236.000 con (lợn nái, đực giống được tái, tăng đàn trên 30 nghìn con, lợn thịt trên 205 nghìn con).

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho hay, với đà này, từ nay đến cuối năm, đàn lợn tại tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng thêm trên 100 nghìn con. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho hay, với đà này, từ nay đến cuối năm, đàn lợn tại tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng thêm trên 100 nghìn con. Ảnh: Võ Dũng.

Điều đáng mừng là, thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập khẩu 6.200 con lợn nái, chiếm khoảng 40% tổng đàn lợn giống cả nước nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2020.

Trong đó, Công ty Newhope nhập 1.200 con cấp cụ kỵ, ông bà từ Canada; Công ty Việt Đức nhập 5.000 con lợn cấp bố mẹ của từ Thái Lan; các Công ty C.P, CJ, Jafpa, Mavin, Hòa Phát nhập 9.600 lợn nái lợn nái, lợn hậu bị từ các tỉnh ngoài...

Các doanh nghiệp, công ty chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh như C.P, CJ, Japfa, Newhope,…hiện đã tăng được 112.000 con lợn thịt; các trang trại, nông hộ trên địa bàn tăng 124.000 con lợn thịt.

Nhờ đàn lợn tăng mạnh, trung bình mỗi ngày tỉnh Thanh Hóa giết mổ khoảng 1.800 con lợn thị; giết mổ xuất khẩu lợn sữa 171.000 con tại Công ty Hoa Mai và Công ty súc sản xuất khẩu Thanh Hóa.

Từ tháng 1/2020 đến nay, tỉnh Thanh Hóa xuất ra khỏi địa bàn cấp tỉnh trên 254 nghìn con lợn. Trong đó, lợn thịt gần 140 nghìn con; lợn nuôi thương phẩm gần 81 nghìn con; lợn sữa giết mổ trên 35 nghìn con.

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngoài việc thực hiện nghiêm chính sách tái đàn đảm bảo an toàn sinh học thì yếu tố giúp đàn lợn của tỉnh Thanh Hóa tăng nhanh là nhờ hiện có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.

“Từ đầu năm 2020 đến nay, UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho 8 Dự án chăn nuôi lợn của các doanh nghiệp với tổng mức đầu tư trên 911 tỷ đồng, với tổng quy mô chăn nuôi là 56.600 con; trong đó 50.000 con lợn thịt, 6.600 nái. Dự kiến đến hết quý IV/2020 đàn lợn của tỉnh sẽ tăng thêm 100.000 con do các doanh nghiệp đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và xây dựng xong đưa vào khai thác tại huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy…”.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những giống lúa của Vinaseed ‘đốn tim’ nông dân Bình Định

Những cánh đồng lúa Hương Châu 6, VNR10 và VNR98 trải vàng ở Bình Định, ‘hút hồn’ nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 2] Đẩy mạnh công nghệ, chuyển đổi số

Phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác chống khai thác IUU đang được các địa phương và đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai theo khuyến nghị của EC.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất