| Hotline: 0983.970.780

Dân nghèo sập bẫy tín dụng đen: [Bài 3] Ngăn không xuể!

Thứ Tư 25/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Không chỉ Bình Phước, tín dụng đen đang vươn vòi bạch tuộc khắp nơi, gây bao hệ luỵ, đẩy nhiều gia đình từ nghèo đói đến trắng tay. Trong khi đó, cơ quan chức năng, mặc dù đã vào cuộc nhưng vẫn bế tắc trong việc xử lý dứt điểm.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

UBND tỉnh Bình Phước đã ra văn bản ngăn chặn bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố, bán đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

16-09-40_nh_5
Một căn nhà mà chủ hộ phải cầm cố đất, bán điều non ở Bù Đăng.

Văn bản nêu rõ, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành và địa phương xác định những đối tượng môi giới, dụ dỗ, lừa đảo, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào để mua rẻ điều non và với thời gian dài, cầm cố đất, ép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho vay tiền lãi suất cao; có biện pháp nghiệp vụ để răn đe, xử lý, ngăn chặn. Ngoài ra, công chứng trên địa bàn tỉnh khi công chứng các giao dịch sang nhượng đất phải xác minh nguồn gốc đất.

Bà Phạm Thị Ánh Hoa, Chánh Văn phòng UBND tỉnh cho biết, tình trạng đồng bào bán điều non, vay tiền lãi suất cao, cầm cố, bán đất bằng giấy viết tay vẫn diễn biến phức tạp, gây bất ổn về an ninh trật tự.

Ông Phạm Sỹ Hoàn, Chủ tịch UBND xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập cho biết, lâu nay, tại các cuộc họp từ cấp thôn trở lên, xã đều mời già làng, người có uy tín, bí thư chi bộ, trưởng thôn đến nói chuyện về tác hại của việc cầm cố, sang nhượng đất, vay nặng lãi, cho người dân hiểu các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi.

16-09-40_nh_3
Lãnh đạo xã Bù Gia Mập thống kê các hộ cầm cố đất, bán điều non, vay tín dụng đen.

Xã còn xây dựng và triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả; chú trọng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, hỗ trợ vốn... Phối hợp các ngành chức năng mở 26 lớp tập huấn, hội thảo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh trên cây điều, hồ tiêu; triển khai mua phân bón trả chậm cho 8/8 thôn được 80 tấn...

“Toàn xã hiện có 2.400ha điều, là cây trồng qaun trọng mang lại nguồn thu nhập chính cho nông dân. Năm qua, với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên nên năng suất vụ điều 2019 dự kiến đạt từ 1,2-1,5 tấn/ha, tăng gấp đôi so với vụ mùa năm 2018. Nông sản được mùa nên đã hạn chế tình trạng cầm cố, sang nhượng đất, bán điều non, vay nặng lãi”, ông Hoàn nói.

Trong những năm qua, Bình Phước đã nỗ lực thực hiện các chính sách phát triển vùng đồng bào ít người, nhất là các chính sách định canh, định cư, đào tạo lao động, giải quyết việc làm. Năm 2018, tỉnh đã đào tạo hơn 34.000 lao động, giải quyết việc làm cho hơn 12.000 người, giải quyết cho hơn 5.000 lượt hộ đồng bào DTTS vay vốn.

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành chỉ thị, trong đó chú trọng vấn đề an sinh xã hội, ổn định đời sống trong đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, bám sát dân để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tín dụng đen.  

Quá nhẹ tay với tín dụng đen?

Mặc dù chính quyền nắm khá rõ các phương thức, thủ đoạn của các đối tượng cho vay nặng lãi, đe doạ, đến tận nhà siết nợ người dân, gây nên tình trạng hoang mang, sợ hãi cho người dân, biết rõ nhiều trường hợp bị siết nợ, bị trắng tay, nhưng không thể can thiệp.

Chúng tôi gặp chị H’Niê, quê ở xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk, trong vườn điều ở xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng. Chị và 3 con nhỏ dắt díu nhau xuống đây từ mấy tháng nay để nhặt điều thuê. Nhớ lại những ngày bị nhóm đòi nợ thuê đến nhà siết nợ, chị còn rùng mình.

Theo lời chị H’Niê, năm 2018, do cần tiền mua phân bón cho vườn cà phê, chị mang sổ đỏ hơn 1ha đất trồng cà phê của gia đình đến một đại lý phân bón gần nhà thế chấp lấy phân bón. Đến cuối năm, chị muốn lấy lại sổ đỏ nên nóng bên ngoài. Người môi giới liền nhờ chị cho “ké” sổ để vay tiền làm ăn. Tin lời, chị H’Niê điểm chỉ vào tờ giấy vay nợ mà không biết bên trong ghi gì.

Mấy tháng sau, một nhóm đàn ông lạ mặt tìm đến nhà, mang theo giấy vay tiền có điểm chỉ của chị, thông báo chị nợ 45 triệu đồng, trong đó có 30 triệu tiền gốc. Không có tiền trả, nhóm này yêu cầu chị bán nhà, bán vườn trả nợ, nếu không, sẽ giết cả nhà.

16-09-40_nh_2
Chị H’Niê và 2 con, tha hương từ Đắk Lắk xuống Bình Phước nhặt điều thuê vì vướng tín dụng đen.

“Tụi nó dữ lắm, cầm dao đòi chém con tui, tôi sợ lắm, bảo chúng mày muốn lấy gì thì lấy, đừng chém con tao”, chị H’Niê kể. Sau đó, vợ chồng chị dắt đàn con trốn khỏi nhà. “Nếu bây giờ về, không có tiền trả, chúng nó chém chết. Nhưng không về thì mất vườn cà phê, không có chỗ cho con ở”, chị nói tiếp.

Một cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự, công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 1 năm trở lại đây, công an tỉnh này đã phát hiện gần 100 tổ chức, cơ sở, nhóm với hàng trăm đối tượng hoạt động tín dụng đen dưới danh nghĩa doanh nghiệp, công ty tư vấn tài chính, cho thuê ô tô, cầm đồ... với thủ tục vay đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân, số điện thoại là có thể vay tiền.

“Tín dụng đen nảy sinh nhiều hình thức vi phạm pháp luật như bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, gây rối trật tự công cộng… Mặc dù chúng tôi đã phá hàng chục nhóm, hàng trăm đối tượng, đã củng cố hồ sơ, tài liệu chứng cứ nhưng vẫn chưa đủ pháp lý để xử lý hình sự đối tượng nào.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, hình phạt cao nhất với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là 3 năm tù giam. Đây là tội phạm ít nghiêm trọng, mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay thì cơ quan điều tra chỉ được áp dụng biện pháp ngăn chặn từ tội nghiêm trọng trở lên, chứ tội ít nghiêm trọng chúng tôi có đề nghị bắt tạm giam thì Viện kiểm sát cũng không phê chuẩn.

Nếu chỉ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự thì không thể bắt giam được. Chính vì thế mà tội phạm cho vay nặng lãi cứ tung hoành, nhởn nhơ, trong khi rất nhiều nạn nhân đều là người dân nghèo, phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Muốn giải quyết tận gốc vấn đề này, ngoài việc điều chỉnh các quy định của pháp luật về mức hình phạt trong lĩnh vực tín dụng đen, thì địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải quyết vấn đề “đói vốn” của người dân”, vị cán bộ này nói.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm