| Hotline: 0983.970.780

Dân tái định cư hồ Đồng Mít thiếu đất trồng lúa nước

Thứ Ba 08/10/2019 , 08:28 (GMT+7)

Song song với thi công hồ chứa nước Đồng Mít (huyện An Lão, Bình Định), cơ sở hạ tầng khu tái định cư (TĐC) cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án cũng đang được khẩn trương hoàn thiện.

10-33-37_1
Cơ sở hạ tầng khu tái định cư đang được khẩn trương hoàn thiện.

Phải rời xa mảnh đất đã gắn bó bao đời luôn là điều không dễ, nhưng vì hiểu rõ mục đích, ý nghĩa dự án hồ chứa nước Đồng Mít, nên những hộ đồng bào xã An Dũng (huyện An Lão) đồng thuận với phương án di dời đến nơi ở mới, nhường đất để xây dựng hồ chứa nước Đồng Mít.

Ông Đinh Văn Ba, ở thôn 3 (xã An Dũng), tâm sự: “Cái bụng tui rất buồn khi phải rời xa làng, nơi gia đình tui gắn bó bao đời nay. Nhưng qua lời động viên của cán bộ, tui hiểu ý nghĩ của việc xây dựng hồ là rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, tui động viên những người trong gia đình vui vẻ di dời đến khu TĐC để gầy dựng cuộc sống mới tốt hơn, nhường đất để xây dựng hồ”.

 Để thi công hồ Đồng Mít, tổng diện tích đất phải thu hồi để thực hiện dự án là 460ha; có 3 tổ chức và 998 hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng. Trong đó, có 467 hộ đồng bào xã An Dũng thuộc diện phải di dời. Dự kiến, mỗi hộ dân di dời sẽ được bố trí 445m2 đất tại các khu TĐC.

Trong tháng 10/2019, Ban quản lý Dự án NN-PTNT Bình Định sẽ hoàn thành phương án giao đất tại 2 khu TĐC và các khoản hỗ trợ khác cho người dân. Đồng thời hoàn thành phương án bồi thường, hỗ trợ để thu hồi đất cải tạo thành 75ha đất SX lúa nước tại 2 xã An Hưng và An Trung để cấp cho dân. “Đến nay, hợp phần bồi thường, hỗ trợ và TĐC do đơn vị làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành”, ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban quản lý Dự án NN-PTNT Bình Định, cho hay.

Vấn đề trọng yếu mà ngành chức năng trăn trở là diện tích đất quy hoạch SX lúa nước để cấp cho người dân. Theo ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão, hiện chỉ có 2 khu vực đủ điều kiện để quy hoạch, cải tạo thành đất SX lúa nước cấp cho dân, đó là khu vực dọc bờ phải sông Re thuộc thôn 1 (xã An Hưng) và khu vực dọc bờ phải sông Đinh thuộc thôn 4 (xã An Trung) với 63ha. So với diện tích đất SX lúa nước đã thu hồi 73,9ha tại nơi ở cũ thì vẫn còn thiếu 10,9ha nữa.

Quan điểm của ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đối với bà con miền núi, vùng cao thì đất SX là cực kỳ quan trọng. Vì thế, ông Tùng chỉ đạo trước mắt phải lo định canh cho bà con, sau đó mới đến định cư. Và phải đặc biệt quan tâm đến đất SX lúa nước để đời sống của bà con được ổn định lâu dài. Nếu không có đất SX lúa nước, bà con làm rẫy sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng du canh du cư, phá rừng làm rẫy.

10-33-37_2
Các khu TĐC được xây dựng khang trang, đảm bảo tốt hơn nơi ở cũ.

“Nếu không giải quyết được đất SX lúa nước cho những hộ dân TĐC thì nhiều hộ sẽ bỏ nhà ở khu TĐC đi theo cuộc sống du canh du cư thì khi ấy sẽ còn khó khăn hơn”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng, lo lắng.

Đối với phương án mà huyện An Lão và Ban quản lý Dự án NN-PTNT Bình Định dự kiến quy hoạch 10,9ha đất khu vực ven sông để cải tạo thành đất SX lúa nước cấp cho dân, Bí thư Nguyễn Thanh Tùng chưa đồng thuận bởi khu vực ven sông này dễ bị sa bồi, thủy phá, chi phí cải tạo rất cao. Ông Tùng yêu cầu tìm khu đất khác để bà con SX ổn định lâu dài.

“Các khu TĐC phải trồng thêm cây xanh, tạo cảnh quan tự nhiên, sớm hướng đến việc xây dựng NTM tại địa phương này. Đối với 3 hộ dân xã An Dũng còn lại chưa đồng thuận, chưa nhận tiền đền bù để di dời đến khu TĐC thì chính quyền tuyên truyền, vận động, vì ở nơi cũ không còn điện, nước để sinh hoạt”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng, chỉ đạo.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm