| Hotline: 0983.970.780

Đánh bắt cá để nuôi cá: Lợi bất cập hại

Thứ Sáu 19/07/2024 , 06:26 (GMT+7)

Đánh bắt cá làm thức ăn nuôi cá gây ảnh hưởng nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường và dễ lây lan dịch bệnh, cần loại bỏ nhằm phát triển nuôi biển bền vững.

Dùng cá đánh bắt ngoài tự nhiên làm thức ăn nuôi cá biển là phương thức nuôi lợi bất cập hại, gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường và dễ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Dùng cá đánh bắt ngoài tự nhiên làm thức ăn nuôi cá biển là phương thức nuôi lợi bất cập hại, gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường và dễ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Trung Chánh.

Lợi bất cập hại

Năm 2024, ngành nông nghiệp Kiên Giang có kế hoạch phát triển nuôi cá lồng bè trên biển với số lượng 4.000 lồng, sản lượng thu hoạch cá thương phẩm đạt 4.400 tấn. Các địa phương phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè là huyện đảo Kiên Hải, thành phố Phú Quốc, một số xã đão thuộc huyện Kiên Lương và thành phố Hà Tiên.                              

Ông Nguyễn Sỹ Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang cho biết, trong 6 tháng đầu năm, ngư dân trong tỉnh đã thả nuôi được trên 3.860 lồng, trong đó cá bớp và cá mú là đối tượng nuôi chủ yếu. Sản lượng cá nuôi lồng bè đã thu hoạch từ đầu năm đến nay đạt gần 2.000 tấn.

Tuy nhiên, thực trạng nghề nuôi biển của ngư dân Kiên Giang vẫn còn rất nhiều bất cập. Trong đó, phần lớn ngư dân vẫn sử dụng lồng nuôi truyền thống, có sức chống chịu với gió, bão kém, năng suất nuôi thấp.

Ông Nguyễn Thanh Bình, một ngư dân có thâm niên nuôi cá lồng bè ở xã đảo Nam Du, huyện Kiên Hải cho biết, đối với cá mú, thời gian nuôi từ 10-12 tháng, tiêu thụ hết khoảng 6kg thức ăn cá tạp, để cá đạt trọng lượng khoảng 1-1,2 kg/con, đủ tiêu chuẩn xuất bán. Còn cá bớp có thời gian nuôi lâu hơn, khoảng 18 tháng, hệ số thức ăn cá tạp là 6-7 kg để đạt 1 kg cá thương phẩm, cỡ cá tiêu thụ tốt nhất từ 5-10 kg/con.

Hiện giá cá tạp làm thức ăn nuôi cá biển từ 15.000 - 18.000 đồng/kg. Như vậy, bình quân chi phí thức ăn cho mỗi kg cá biển nuôi hết khoảng 100.000 đồng. Do đó, không ít ngư dân vẫn đánh bắt cá tự nhiên làm thức ăn cho cá biển nuôi.

Đánh đổi quá lớn

Thực hiện Đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh đến năm 2023, thời gian qua, Kiên Giang đã đẩy mạnh công tác khuyến ngư, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi công nghệ và quy trình nuôi cá lồng bè trên biển.

Theo đó, Trung tâm Khuyên nông Kiên Giang đã xây dựng các mô hình nuôi biển sử dụng công nghệ mới, như lồng nuôi bằng nhựa HDPE, lưới nuôi chịu lực và sử dụng thức ăn viên công nghiệp.

Ngư dân thường chỉ sử dụng thức ăn viên công nghiệp để nuôi cá biển khi còn nhỏ. Ảnh: Trung Chánh.

Ngư dân thường chỉ sử dụng thức ăn viên công nghiệp để nuôi cá biển khi còn nhỏ. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình này đang được khuyến khích nhân rộng ra các địa phương có biển, nhằm tạo sản phẩm giá trị gia tăng, bảo vệ môi trưởng và phát triển xanh trong hoạt động nuôi biển. Tuy nhiên, do tập quán và hạn chế về nguồn lực tài chính nên ngư dân chuyển đổi còn rất chậm.

Ông Trần Công Khôi, Trưởng phòng Giống và Thức ăn thủy sản - Cục Thủy sản cho biết, kết quả sản xuất thức ăn viên công nghiệp phục vụ nuôi biển vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 23 cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển, với 213 sản phẩm đã được đăng ký. Tuy nhiên, năm 2023 các cơ sở này chỉ sản xuất và cung cấp ra thị trường được 35.000 tấn thức ăn phục vụ nuôi biển, rất khiêm tốn so với tổng công suất thiết kế của các nhà máy lên đến gần 809.000 tấn.

Trong khi đó, ước tổng lượng thức ăn tươi sống (cá tạp) ngư dân đã sử dụng để nuôi cá lồng bè chỉ khoảng gần 46.400 tấn. Điều đó cho thấy, phần lớn ngư dân nuôi trồng thủy sản vẫn còn tập quán đánh bắt cá biển để nuôi cá biển và chưa quen với quy trình nuôi thức ăn viên công nghiệp.

Xem thêm
Nghề lưới vây thua lỗ, tàu cá nằm bờ

Quảng Nam Sản lượng đánh bắt giảm, giá cả hải sản thấp, tổn phí tăng cao khiến nhiều tàu cá làm nghề lưới vây ở Quảng Nam lâm vào cảnh thua lỗ, đành phải nằm bờ.

Cơ hội tăng xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Trong các tháng cuối năm, các nhà nhập khẩu thủy sản sẽ tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ, tết.

Cứu 3 thuyền viên sà lan bị chìm trôi dạt trên biển

Kiên Giang Sà lan KG-49470 bị sóng đánh chìm trên vùng biển gần đảo Hòn Tre, 3 thuyền viên trôi dạt trên biển may mắn đã được lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu vớt an toàn.

Bình luận mới nhất