| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu

Thứ Năm 22/12/2016 , 14:12 (GMT+7)

Trường Cao đẳng Nghề cơ giới, tiền thân là Trường Công nhân Cơ giới II được thành lập năm 1976 tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Sau 40 năm, trường đã đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhu cầu về đội ngũ công nhân kỹ thuật ngành cơ giới phục vụ công tác xây dựng thủy lợi ở miền Nam và khu vực miền Trung- Tây Nguyên trở nên cấp bách. Vì thế, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi (cũ) đã quyết định thành lập Trường Công nhân Cơ giới II, là một trong ba trường công nhân cơ giới thuộc Bộ.

16-02-05_thuc-hnh-nghe-cong-nghe-o-to
Thực hành nghề công nghệ ô tô
 

Những ngày đầu đi vào hoạt động, trường gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Kinh phí cấp cho đào tạo bị thu hẹp. Năm học 1981-1982, trường không được cấp chỉ tiêu tuyển sinh. Để khắc phục khó khăn, nhà trường đã phải ký kết hợp đồng với Công ty Xây dựng số 7 đào tạo một lớp nghề sửa chữa ô tô, máy kéo; xây dựng cơ sở 2 tại huyện miền núi Sơn Hà.

Trong giai đoạn 1976 – 1990, trường đã đào tạo được 14 khóa, với trên 5.000 học sinh tốt nghiệp ra trường, cung cấp nguồn lao động quan trọng cho các đơn vị, Cty thủy lợi ở các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên…

Nhà trường chú trọng việc tăng cường năng lực đội ngũ giáo viên, đổi mới công tác tuyển sinh, mở rộng các loại hình đào tạo, từng bước đổi mới trang thiết bị và phương pháp dạy học. Trường đã triển khai đào tạo các nghề mới như: cơ điện nông thôn; gò-hàn; cấp thoát nước đô thị và nông thôn. Ngoài đào tạo hệ chính quy, giai đoạn này trường còn đào tạo ngắn hạn hơn 10.000 học sinh.

Tháng 2/2010, trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nghề cơ giới và được Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ, TB- XH) cho phép mở 5 nghề đào tạo trình độ cao đẳng, gồm: Công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật điện, hàn, cắt gọt kim loại và kế toán doanh nghiệp.

Đây là bước ngoặt quan trọng mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tập thể thầy và trò nhà trường. Đến nay, nhà trường có 105 giáo viên với 100% trình độ đại học trở lên, trong đó 25% trình độ thạc sỹ.

16-02-05_gio-hoc-thuc-hnh-ng-he-ct-got-kim-loi
Giờ học thực hành nghề cắt gọt kim loại
 

Hiệu trưởng nhà trường, thày Đỗ Hồng Thanh cho biết: "Chúng tôi lấy học sinh làm trung tâm. Nhờ đó, chất lượng đào tạo từng bước nâng cao, được Tổng cục Dạy nghề kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng dạy nghề cấp độ 3.

Từ năm 2008 đến nay, trường đã có 14 học sinh, sinh viên đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh và cấp Bộ, trong đó có 4 giải nhất, 5 giải nhì và 5 giải ba. Trường tích cực tham gia các hội thi chế tạo đồ dùng dạy học cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Kết quả trong 9 năm qua, đã hoàn thành 79 đề tài cấp trường, không những ứng dụng có hiệu quả trong đào tạo mà được các trường bạn đặt hàng chuyển giao. Điển hình như đề tài “Hệ thống lái trợ lực điện trên ô tô” đạt giải nhất cấp quốc gia; “Mô hình điều khiển băng tải” và “ Bàn thực hành trang bị ô tô” đạt giải ba cấp quốc gia".

Năm 2009, Bộ NN- PTNT đã phê duyệt quy hoạch mặt bằng xây dựng tổng thể nhà trường, với tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng và đã có quyết định cho phép lập dự án đầu tư xây dựng nâng cấp trường giai đoạn I (2011 – 2014) , với tổng mức đầu tư khoảng 48 tỷ đồng.

 

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.