| Hotline: 0983.970.780

Để lộ thói xấu sau khi cưới

Chủ Nhật 07/05/2017 , 14:25 (GMT+7)

Trước khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường có một khoảng thời gian để tìm hiểu tính cách của nhau. Nhưng liệu những lần hẹn hò đó có đủ để người phụ nữ khám phá hết cá tính về nửa kia của mình?

Cơm bưng nước rót tận miệng còn chê này nói nọ, quần áo đi làm về là vất tung cả phòng hay để bừa trên ghế xô pha, làm xong thứ gì thì vất lung tung đến nỗi khi cần thì tìm mãi không thấy, rồi gắt gỏng, la lối om sòm… là những thói quen khó bỏ của chồng mà chị Hồng Hoa (ở quận Tân Bình, tp.HCM) mới biết sau ngày cưới. Và chị Hoa cũng hiểu những thói quen xấu này không thể mong chồng mình thay đổi một sớm một chiều.

Trước khi kết hôn, các cặp vợ chồng thường có một khoảng thời gian để tìm hiểu tính cách của nhau. Nhưng liệu những lần hẹn hò đó có đủ để người phụ nữ khám phá hết cá tính về nửa kia của mình? Thực tế là, không ít cặp vợ chồng đã phải đối mặt với những mâu thuẫn khó tránh khi chẳng bao lâu sau ngày cưới, họ phát hiện ra có những thói xấu của người bạn đời, và tất nhiên, những thói xấu này chưa từng để lộ trước đó.

10-23-27_trng-12
Ảnh mang tính minh họa

Chị Hoa thường chặc lưỡi nhớ lại cái ngày anh Kiên, chồng chị được đánh giá cao vì những việc, như đến nhà mà thấy chị đang nấu ăn thì anh hăng hái xắn tay phụ việc lặt vặt, có nói đừng anh vẫn cứ đòi làm cho bằng được. Chị cũng nhớ mình đã từng rất cảm kích và cho rằng anh là người tâm lý, biết quan tâm chia sẻ. Giờ đây khi đã thành vợ chồng, cơm nước một mình vợ lo, còn chồng chỉ xem tivi, đọc sách chờ vợ dọn cơm ra đâu vào đó là ngồi vào ăn ngay. Nếu vợ có lỡ quên thứ gì, có nhờ anh viện cớ này nọ. Anh Kiên đã từng ăn mặc chỉnh tề, áo quần phẳng phiu mỗi khi gặp chị. Vậy mà bây giờ chị Hoa mới hiểu, có thể anh đã phải lục tung cả phòng, tìm tòi lục lọi vất vả mới trở thành chàng trai bảnh bao trước mắt chị. Biết có nói thì cũng chẳng ích gì, nên chị Hoa chọn cách tập quen dần và thích nghi để có cuộc sống chung thoải mái, giảm bớt những căng thẳng không đáng có giữa hai vợ chồng.

Thời gian yêu nhau, anh Cường vẫn thường tâm sự với người yêu là mình rất mê kinh doanh, muốn trở thành một doanh nhân thành đạt, có cơ hội tiếp xúc với những người làm kinh tế giỏi. Mỗi lần nghe người yêu hào hứng bàn luận, chị Mai Hương cứ nghĩ đó chỉ là ước mơ của anh chứ khó có thể trở thành hiện thực. Vậy mà sau ngày cưới chẳng bao lâu, anh Cường tuyên bố với vợ: “Anh sẽ nghỉ hẳn công việc trợ lý ở cơ quan để tập tành làm kinh doanh”.

Với số vốn ban đầu là vài trăm triệu đồng có được từ việc thế chấp nhà cho ngân hàng, anh lao vào thương trường một cách đầy…máu lửa. Thoạt đầu, thu nhập cũng đáng kể nhưng rồi thành công không trụ được lâu vì anh đầu tư dàn trải qua nhiều lĩnh vực khác. Thời điểm đó, những mục đầu tư thêm của anh là nhà đất thì đóng băng, chứng khoán sụt giảm, khiến công việc kinh doanh của anh Cường cứ tuột dốc không phanh.

Giận chồng không chịu bàn bạc với vợ nên mới ra nông nỗi, bởi vì tự làm tự quyết vốn là thói quen của anh. Nhưng dù phiền lòng, chị Hương cũng không dám nặng nhẹ. Có hỏi thì chồng cũng ậm ờ cho xong, hỏi nhiều thì anh cứ cáu gắt. Nợ nần mỗi năm đáo hạn một lần, nợ cũ chưa trả xong mà tiền lãi cứ chồng chất. Vậy là nợ cứ chồng nợ.

Đàn ông hay phụ nữ ai cũng ít nhiều có những thói xấu. Tuy vậy, ai rồi cũng tìm được một nửa của mình. Kết hôn rồi mới phát hiện ra người chồng có quá nhiều thói xấu. Điều này có thể khiến người vợ cảm thấy sốc và hụt hẫng. Hậu quả có thể là bất đồng quan điểm, gia đình mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến đổ vỡ hôn nhân. Chẳng hạn, khi còn yêu nhau, mỗi khi hai người cãi nhau, chàng trai thường để bạn gái giành phần thắng.

Còn bây giờ, anh ấy thường đưa ra những chứng cứ, lập luận chứng minh mình đúng và vợ sai. Chiến thắng để rồi nhìn người mình yêu thương thất bại thì đó cũng giống như sự thất bại, nếu có cũng chẳng có gì vẻ vang. Thế nên, mỗi khi bất đồng quan điểm về một vấn đề nào đó, hãy cùng khách quan tìm hiểu nguyên nhân rồi lựa chọn biện pháp giải quyết. Nên nhường nhịn nhau và đi nơi khác, đợi khi nào bên kia bớt giận mới trao đổi, phân trần. Kiềm chế lời nói cũng là cách tránh được những ấn tượng không tốt và làm tổn thương nhau lâu dài.

Trước khi cưới, ai cũng cho rằng mình đã tìm hiểu kỹ. Nhưng khi người đàn ông muốn giấu thói hư tật xấu thì thật khó phát hiện, dù người phụ nữ có cố gắng. Vì thế, tập thích nghi với thói quen của chồng là cách giúp người vợ giữ được hạnh phúc. Để rồi từ đó, tìm cách thay đổi chồng dần dần, theo cách tích cực hơn.

(Kiến thức gia đình số 17)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm