| Hotline: 0983.970.780

Đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo nhà máy thủy điện xả nước cứu lúa

Thứ Ba 28/06/2022 , 17:42 (GMT+7)

Các nhà máy thủy điện phát điện không liên tục đã gây thiếu hụt nguồn nước về đầu mối hệ thống đập Đồng Cam (Phú Yên) phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa có văn bản đề nghị Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia quan tâm chỉ đạo 3 nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ, Sông Hinh và Krông H’Năng phối hợp chặt chẽ chạy máy (vận hành) phát điện liên tục nhằm đảm bảo nguồn nước tối thiểu cho vùng hạ du phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Nhiều diện tích lúa ở tỉnh Phú Yên bị khô hạn, thiếu nước tưới. Ảnh: AC.

Nhiều diện tích lúa ở tỉnh Phú Yên bị khô hạn, thiếu nước tưới. Ảnh: AC.

Cụ thể, lưu lượng nước tối thiểu cần đảm bảo từ 35-40m3 để bổ sung nước cho hệ thống đập Đồng Cam, cũng như các khu tưới tại các trạm bơm ven sông Ba thuộc huyện Sơn Hòa. Riêng nhà máy thủy điện Sông Hinh phải chạy máy phát điện liên tục để đảm bảo cấp nước tưới cho diện tích tưới của công trình sử dụng nước sau nhà máy thủy điện Sông Hinh.

Theo Sở NN-PTNT Phú Yên, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh gieo sạ hơn 24.200 ha lúa. Trong đó, hệ thống thủy nông Đồng Cam (hệ thống thủy lợi lớn nhất tỉnh Phú Yên) phục vụ cấp nước tưới vụ cho 14.513 ha thuộc các huyện Phú Hòa, Tây Hòa, thị xã Đông Hòa, các xã phía Nam huyện Tuy An và thành phố Tuy Hòa. Tuy nhiên do nắng nóng và thiếu nước tưới dẫn đến đã có 1.100 ha (trà gieo sạ muộn) đang trong giai đoạn sinh trưởng bị khô hạn nặng.

Có thời điểm đập Đồng Cam âm tràn do thiếu hụt nguồn nước. Ảnh: KS.

Có thời điểm đập Đồng Cam âm tràn do thiếu hụt nguồn nước. Ảnh: KS.

Thời gian qua trong quá trình cấp nước tưới phục vụ sản xuất và dân sinh vùng hạ du của các nhà máy thủy điện có nhiều ngày ngắt quãng, không liên tục đã gây thiếu hụt nguồn nước về đầu mối hệ thống đập Đồng Cam.

Với tình hình dự báo thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian tới tỉnh Phú Yên dễ xảy ra khô hạn trên diện rộng nếu nguồn nước cấp đến đầu mối đập Đồng Cam, cũng như các huyện dọc Sông Ba không đảm bảo bơm tưới cho cây lúa.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Bắc Giang làm mô hình trồng dẻ Trùng Khánh

Dẻ Trùng Khánh hay còn gọi dẻ ván Cao Bằng cho hạt to, giá trị kinh tế cao, khác hẳn với loại dẻ thóc vốn mọc nhiều ở Lục Nam, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm