| Hotline: 0983.970.780

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Thứ Hai 09/05/2022 , 16:35 (GMT+7)

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Quy trình tăng cường chất dinh dưỡng cho cây lúa. Nguồn: Researchgate

Quy trình tăng cường chất dinh dưỡng cho cây lúa. Nguồn: Researchgate

Công trình nghiên cứu do hãng Self-Help International tiến hành ở Nicaragua, biến lúa gạo trở thành loại cây trồng thứ ba được tăng cường chất dinh dưỡng.

Trước đó, Self-Help International đã phát triển thành công ngô và đậu giàu protein, được bổ sung thêm chất kẽm và sắt sinh học. Theo các nhà khoa học, ngô, đậu và lúa gạo không những là các loại thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của người dân Nicaragua nói riêng mà còn quan trọng đối với hàng tỷ người trên thế giới.

Bằng cách thúc đẩy việc trồng ba loại cây trồng được tăng cường chất dinh dưỡng sinh học này, Self-Help International đang hoàn thành sứ mệnh giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng bằng cách cải thiện chế độ ăn uống của người dân Nicaragua, nơi mà tổ chức này đang làm việc cùng.

Campos, trưởng đại diện của Self-Help tại Nicaragua cho biết: “Các chuyên gia của Self-Help International đang thực hiện sứ mệnh của mình bằng cách phát triển các loại cây trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Và vì lý do này, chúng tôi đã quyết định đưa lúa gạo được làm giàu dinh dưỡng sinh học vào chiến lược của mình để thúc đẩy sản xuất”.

Theo đó, loại gạo được làm giàu vi chất sinh học do Self-Help giới thiệu có tên là INTA-L9. Nó được bổ sung thêm chất sắt và kẽm nhằm tăng cường dinh dưỡng cho người dân Nicaragua, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn nghèo, nơi Self-Help đang mở rộng hoạt động hợp tác sản xuất.

Kẽm là một khoáng chất vi lượng được biết đến có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó cũng đã được chứng minh là làm tăng năng lượng, cải thiện sự tỉnh táo, nâng cao thể trạng và thúc đẩy chức năng cho não khỏe mạnh.

Trong khi đó, lợi ích của sắt bao gồm giúp hình thành các tế bào hồng cầu để hỗ trợ nhiều chức năng của cơ thể, cải thiện sự phát triển cơ bắp và phát triển cơ thể ở trẻ em, tăng cường sức khỏe của phụ nữ mang thai và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Giống lúa gạo INTA-L9 đã được các nhà khoa học lai tạo để có năng suất cao, nâng cao sức sống của cây trồng và có thể thích nghi để trồng ở một số vùng khó khăn ở Nicaragua, bao gồm cả khu vực San Carlos nơi Self-Help Nicaragua đặt trụ sở chính.

Hiện giống lúa gạo INTA-L9 cũng được Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế phát triển ở Colombia, tổ chức được biết đến với tên viết tắt của tiếng Tây Ban Nha là CIAT. CIAT cũng là một trong 15 thành viên của CGIAR, đối tác lớn nhất thế giới của các tổ chức nghiên cứu-phát triển nông nghiệp, trước đây thường gọi là Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế.

Ông Campos cho biết, vào tháng 12 năm 2021, Self-Help đã bắt tay vào nghiên cứu giống lúa INTA-L9, được trồng tại trang trại trình diễn và thử nghiệm của Self-Help ở Ochomogo (Nicaragua).

Trang trại Ochomogo có khả năng tưới tiêu, giúp cung cấp đủ nước cho cây lúa được bổ sung dinh dưỡng sinh học. Ngoài việc cho những người nông dân quan tâm tận mắt thấy giống mới phát triển như thế nào, Self-Help hy vọng sẽ sản xuất đủ gạo từ lô trình diễn để phân phối cho 50 gia đình hộ nông dân để họ có thể hưởng lợi từ chế độ ăn uống cải thiện và tăng thêm thu nhập.

Theo ông Campos, Self-Help hiện đang nhân rộng việc trồng, thu hoạch và tiêu thụ gạo INTA-L9 theo cách sau: Nông dân địa phương nhận giống từ Self-Help để trồng. Sau khi thu hoạch, nông dân có thể giữ lại phần lớn lượng lúa thu hoạch cho gia đình và dành một phần để gieo trồng trong tương lai và bán cho thị trường địa phương.

Phương pháp này trước đó cũng đã được sử dụng rất thành công để tăng sản lượng và diện tích đối với cây đậu ở nhiều vùng khác nhau của Nicaragua.

“Mục tiêu của chúng tôi là sản xuất đủ gạo tăng cường sinh học INTA-L9 để chúng tôi có thể cung cấp nhiều hạt giống hơn cho những nông dân khác tham gia các chương trình của Self-Help International”, ông Campos nói.

(Kmaland)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm