| Hotline: 0983.970.780

Dẹp loạn thuốc thú y thủy sản bát nháo trên không gian mạng

Chủ Nhật 13/11/2022 , 14:22 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương và cơ quan chức năng phối hợp xử lý mạnh tay tình trạng buôn bán thuốc thú y thủy sản không đúng danh mục trên không gian mạng.

 Tình trạng buôn bán thuốc thú y thủy sản qua trực tuyến, qua mạng xã hội ngày càng phổ biến, chưa được quản lý, không bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật. Ảnh: PH.

 Tình trạng buôn bán thuốc thú y thủy sản qua trực tuyến, qua mạng xã hội ngày càng phổ biến, chưa được quản lý, không bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật. Ảnh: PH.

Thông qua phản ánh của báo chí, truyền thông, cảnh báo từ các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và những thông tin đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT khi tiến hành kiểm tra tại một số địa phương cho thấy, thời gian qua, vẫn còn tình trạng một số cửa hàng buôn bán kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, thuốc thú y giả, thuốc kém chất lượng, vi phạm quy định về ghi nhãn thuốc thú y.

Bên cạnh đó, tình trạng buôn bán thuốc thú y thủy sản qua trực tuyến, qua mạng xã hội ngày càng phổ biến, chưa được quản lý, không bảo đảm điều kiện theo quy định của pháp luật. Người bán không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề thú y, không có trang thiết bị, không bảo đảm điều kiện bảo quản thuốc theo quy định.

Bên cạnh đó, thuốc thú được gửi, vận chuyển theo các phương tiện giao thông công cộng, qua người giao hàng, shipper đến tận vùng nuôi, cơ sở nuôi, đặc biệt buôn bán thuốc thú y không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu và bán nguyên liệu kháng sinh cho người dân sử dụng.

Tình trạng nhân viên tiếp thị đến vùng nuôi, cơ sở nuôi thủy sản để quảng cáo, tư vấn không đúng với công dụng, cách sử dụng của sản phẩm và bán trực tiếp thuốc thú y thủy sản chưa được phép lưu hành tại Việt Nam cho người nuôi.

Cơ sở sử dụng trực tiếp nguyên liệu kháng sinh để phòng, trị bệnh trái với quy định hiện hành. Đặc biệt là tình trang sử dụng thuốc cấm, đặc biệt mua các loại thuốc dùng trong y tế để phòng, trị bệnh với liều lượng tùy tiện, sử dụng thuốc sai mục đích, pha trộn kháng sinh vào thức ăn thủy sản để phòng bệnh còn phổ biến, không tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc.

Báo cáo của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) phát hiện nhiều mẫu thủy sản có tồn dư kháng sinh cấm sử dụng như Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin và Chloramphenicol. Những vi phạm quy định nêu trên gây mất an toàn thực phẩm, gia tăng tình trạng kháng thuốc, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của nước ta.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chỉ đạo triển khai tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất, sinh học xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: PH.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chỉ đạo triển khai tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất, sinh học xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: PH.

Theo đó, để chấm dứt ngay tình trạng vi phạm nêu trên, cũng như nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý thuốc thú y, giảm thiểu nguy cơ gây tồn dư kháng sinh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, không ảnh hưởng xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang các nước, Bộ NN-PTNT có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và người dân địa phương tổ chức thực hiện nghiêm việc quản lý, buôn bán, sử dụng thuốc thú y, đặc biệt là kháng sinh theo đúng quy định của pháp luật về thú y, chăn nuôi, thủy sản.

Khẩn trương triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Đồng thời, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo triển khai tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất, sinh học xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ sở buôn bán thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất, sinh học xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Tổ chức lấy mẫu kiểm tra chất lượng, thu hồi, tiêu hủy và xử lý các hành vi vi phạm hoặc kiến nghị nghị với cơ quan có thẩm quyền về những trường hợp vi phạm cần phải xử lý hình sự, tổ chức kiểm tra việc sử dụng thuốc thú y, nhất là kháng sinh tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm theo đúng quy định.

Giao các cơ quan chức năng của địa phương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, sử dụng thuốc thú y, nhất là kháng sinh không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc cấm sử dụng, thuốc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, ghi sai nhãn mác, ghi sai công dụng, bán và sử dụng nguyên liệu kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

Kiểm tra, thanh tra, điều tra và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bản bất hợp pháp thuốc thú y trên mạng xã hội, qua hình thức trực tuyến. Các trường hợp vi phạm quy định về tiếp thị, bán trực tiếp thuốc thú y, các sản phẩm hóa chất, sinh học xử lý, cải tạo môi trường thủy sản tại các vùng nuôi, cơ sở nuôi.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chỉ đạo cơ quan thú y, thủy sản tăng cường công tác quản lý vùng nuôi, cơ sở nuôi; hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản các quy trình nuôi an toàn dịch bệnh, không lạm dụng kháng sinh, không sử dụng kháng sinh nguyên liệu, thuốc y tế, kháng sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, trách nhiệm trong buôn bán, sử dụng thuốc thú y có nguồn gốc rõ ràng, được phép lưu hành tại Việt Nam; tác hại của việc sử dụng không theo quy định thuốc thú y thủy sản, thuốc y tế, thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục; chỉ sử dụng thuốc thú y đã được phép lưu hành và tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo quy định.

Xem thêm
Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật

HƯNG YÊN Ông Hoàng Văn Hiệp ở xã Việt Hưng (Văn Lâm, Hưng Yên) nuôi 2.500 đôi bồ câu Pháp, mỗi tháng xuất chuồng 2.400 chim thương phẩm, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng.

Đưa khoai tây về miền nắng gió

Quảng Bình Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Hơn 185 chuyên gia, nhà nghiên cứu dự hội thảo quốc tế về công nghệ biển

KHÁNH HÒA Hội thảo quốc tế về khoa học, công nghệ biển và thủy sản lần thứ 5 thu hút hơn 185 đại biểu tham gia, trong đó có hơn 35 đại biểu quốc tế.

Tương lai bền vững cho ngành gỗ: [Bài 2 ] Doanh nghiệp lo chính sách thuế

Ngoài thách thức của quy định EUDR, ngành gỗ Việt còn đang phải đối mặt với chính sách thuế của Hoa Kỳ, thị trường lớn của ngành gỗ Việt.