| Hotline: 0983.970.780

Di dân TĐC Thủy điện Sơn La: Sắp cán đích!

Thứ Ba 23/03/2010 , 09:59 (GMT+7)

Theo kế hoạch, đập thủy điện Sơn La sẽ chính thức ngăn dòng vào tháng 5/2010. Thời gian chuẩn bị chỉ còn hơn 1 tháng, trong những ngày này công tác di dân, tái định cư là nhiệm vụ trọng tâm tại các tỉnh Tây Bắc.

Theo kế hoạch, đập thủy điện Sơn La sẽ chính thức ngăn dòng vào tháng 5/2010. Thời gian chuẩn bị chỉ còn hơn 1 tháng, trong những ngày này công tác di dân, tái định cư là nhiệm vụ trọng tâm tại các tỉnh Tây Bắc.

Nhịp điệu hối hả trải khắp trên đại công trình.

SƠN LA TRƯỚC NGÀY NGĂN DÒNG

Với mục tiêu hoàn thành công tác di chuyển dân ra khỏi vùng ngập lòng hồ trước tháng 5/2010, tại Sơn La UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ huy “chiến dịch vận động, di chuyển dân nước rút” do ông Hoàng Chí Thức - Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo 11 đoàn công tác tuyên truyền vận động tại 8 xã, 34 bản thuộc 2 huyện Quỳnh Nhai và Mường La. Tính đến ngày 15/3, toàn tỉnh đã di chuyển được 12.025 hộ dân, đạt 96,36%.

Để đảm bảo các hộ dân chuyển đến nơi ở mới có cơ sở hạ tầng, ngay từ đầu năm tỉnh Sơn La đã tập trung hoàn thiện các công trình tại các khu, điểm tái định cư. Ưu tiên công trình nước sinh hoạt, điện, các dự án san nền nhà, đường giao thông, lớp học…Khu Trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh nằm trong vùng ngập đã kịp thời di chuyển. Đến nay cơ bản các công trình hạ tầng đều đáp ứng được yêu cầu.

Hiện tổng số hộ còn lại dưới “cốt” ngập 218 cần phải di chuyển là 454 hộ tại huyện Quỳnh Nhai. Trong đó 294 hộ đã kí cam kết di chuyển, 160 hộ chưa kí cam kết di chuyển. Theo bà Tráng Thị Xuân – PCT UBND tỉnh Sơn La thì với 294 hộ cam kết sẽ di chuyển xong trước ngày 30/3. Riêng những hộ chưa kí cam kết tỉnh sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân lựa chọn hình thức di dời và đảm bảo sẽ hoàn thành vào ngày 15/4, trước thời hạn nửa tháng.

Một công việc vô cùng quan trọng sau di dân là tỉnh yêu cầu các huyện khẩn trương giao đất SX cho các hộ TĐC. Đặc biệt với 4.598 hộ di chuyển ngoại xã, ngoại huyện, do tách hẳn môi trường cũ, cần sớm có đất SX nên tỉnh đã tiến hành giao 5.613 ha đất nông nghiệp cho 4.026 hộ, chỉ còn 572 hộ mới di chuyển đang hoàn thiện thủ tục giao đất. Riêng đối với 4.861 hộ di chuyển nội xã đã tiến hành giao 1.667 ha đất nông nghiệp cho 745 hộ, còn lại 4.116 hộ trong thời gian chờ bố trí phương án tổ chức SX phù hợp vẫn tạm thời sử dụng quĩ đất chưa bị ngập để SX.

Tại hầu hết các khu, điểm tái định cư, các hộ dân đã dựng xong nhà ở, từng bước ổn định cuộc sống tại nơi ở mới và đã kịp thời bắt tay vào SX theo mùa vụ. Ngay sau khi người dân chuyển đến nơi ở mới, cơ quan KNKN đã tập trung xây dựng các mô hình SX để vận động hướng dẫn nhân dân sử dụng có hiệu quả vốn hỗ trợ, từng bước chuyển giao KHKT để nhân dân chuyển đổi nhận thức, chuyển dịch các loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

ĐIỆN BIÊN ĐỒNG LOẠT HOÀN THIỆN

Nhà mới đã được dựng lên chờ đón đồng bào.
Theo tính toán thì từ nay đến tháng 6/2011, nước ngập vùng lòng hồ tại tỉnh Điện Biên sẽ ở “cốt” 195. Số hộ dân nằm dưới mức này chỉ có 801 hộ thì 443 hộ đã di chuyển đến các khu TĐC thuộc tỉnh Lai Châu và TP Điện Biên Phủ, còn 358 hộ sẽ tiếp tục giao đất tại thị xã Mường Lay. Trên thực tế, tỉnh Điện Biên đã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại 11 khu TĐC để đón 4.878 hộ dân về nơi ở mới.

Trong đó, các điểm tái định cư như Huổi Lóng, Huổi Lực, Tà Huổi Tráng – Tà Si Láng, Nậm Cản, Nậm San, Nậm Chim đều đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và bố trí các hộ tái định cư. Tỉnh đã di chuyển, sắp xếp chỗ ở cho 3.585 hộ. Còn lại 1.293 hộ đã có phương án bố trí 20 hộ tại Mường Chà, 5 hộ TĐC tại Lai Châu, 45 hộ tại Tủa Chùa và 1.223 hộ tại 5 điểm TĐC ở Mường Lay. Về cơ bản, tỉnh Điện Biên đã hoàn thành công tác di dân, TĐC trên địa bàn các huyện Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé và TP Điện Biên Phủ, đồng thời gấp rút triển khai hoàn thiện đồng loạt 5 khu điểm tại Mường Lay trong tháng 4 để chuyển nốt 1.223 hộ dân nói trên.

Mặc dù quĩ đất hạn hẹp, trong quá trình thực hiện dự án lại phát sinh thêm 210 hộ thuộc xã Sá Tổng, huyện Mường Chà cần bố trí di chuyển TĐC nhưng tỉnh Điện Biên vẫn chủ động kịp thời sắp xếp chỗ ở và tính toán phương án sản xuất cho dân.

Điểm khó nhất trong công tác di dân TĐC tại tỉnh Điện Biên là thiếu quĩ đất SX. Nước ngập vùng lòng hồ đã lấy đi của tỉnh 1.556 ha đất nông nghiệp, bên cạnh đó trong diện tích đất thu hồi để phục vụ xây dựng TĐC là 4.736 ha lại mất thêm 2.556 ha đất nông nghiệp nữa. Do đó việc bố trí cho nhân dân sau khi di chuyển đến nơi ở mới có thể ổn định cuộc sống là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Giải quyết vướng mắc này tỉnh chủ trương sẽ định hướng phát triển kinh tế theo hướng nông- lâm – ngư nghiệp. Giao rừng, giao mặt nước cho dân để nuôi trồng thủy sản. Chủ động phối hợp với Trung tâm KNKN Quốc gia lựa chọn giống thủy sản thích hợp và hướng dẫn kĩ thuật cho dân bản. Ngoài ra, để hỗ trợ nhân dân phát triển ngư nghiệp, Chính phủ sẽ thả hàng trăm vạn cá giống các loại cho sinh trưởng tự nhiên trong khu vực lòng hồ.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.