| Hotline: 0983.970.780

Dịch bệnh trên cây sâm Ngọc Linh cơ bản được khống chế

Thứ Năm 21/07/2022 , 13:54 (GMT+7)

Sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã dần ổn định, không còn triệu chứng của bệnh hại.

Sâu bệnh trên cây Sâm Ngọc Linh cơ bản được khống chế.

Sâu bệnh trên cây Sâm Ngọc Linh cơ bản được khống chế.

Sáng ngày 21/7, Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi Sở Truyền thông-Thông tin về thông tin sâm Ngọc Linh chết. Theo đó, sau khi người dân áp dụng các khuyến cáo của Sở NN-PTNT Kon Tum, cây sâm Ngọc Linh đã ổn định, cơ bản khống chế được tình trạng sâm chết.

Tại huyện Tu Mơ Rông, sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của Sở NN-PTNT, cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện đã dần ổn định, không còn triệu chứng của bệnh hại. Như vậy, về cơ bản đã khống chế được tình trạng sâm chết trong thời gian qua.

Trước đó sâm Ngọc Linh bị chết hàng loạt ở huyện Tu Mơ Rông.

Trước đó sâm Ngọc Linh bị chết hàng loạt ở huyện Tu Mơ Rông.

Được biết thời gian tới, Sở NN-PTNT Kon Tum sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung, thuộc Cục Bảo vệ thực vật để cập nhật những giải pháp, kỹ thuật mới trong phòng chống bệnh, nhằm sớm phát hiện và xử lý kịp thời bệnh hại trên cây sâm, giúp người dân yên tâm sản xuất.

Song song với đó, Chi cục Kiểm lâm Kon Tum cũng đã có hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh gửi các huyện trên địa bàn tỉnh. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh này thì hiện nay, quy trình tạm thời về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Kon Tum được ban hành vào năm 2017 vẫn còn hiệu lực, theo đó UBND các huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiên cứu để phổ biến cho nhân dân trên địa bàn thực hiện.

Quá trình phổ biến và tập huấn kỹ thuật trồng sâm Ngọc Linh cho người dân, cần lưu ý một số nội dung quan trọng như: Độ cao so với mực nước biển, độ che phủ rừng, kết cấu và hiện trạng rừng, mật độ trồng, xuất xứ cây giống, kỹ thuật chăm sóc…

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Kinh nghiệm phòng bệnh ở xã có diện tích thủy sản lớn nhất Hà Nội

Xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội có tới 475ha thủy sản, trong đó riêng HTX Thủy sản Trầm Lộng đã có trên 170ha với hơn 70 thành viên.

Nữ kỹ sư giúp người dân thoát nghèo nhờ cây tía tô bản địa

Lào Cai Với hơn 30ha tía tô cùng 20 sản phẩm đa dạng, chị Trần Anh Xuân đã tiên phong đưa cây tía tô bản địa thành cây giúp bà con thoát nghèo.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.