| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp Trung Quốc 'chạy' ra nước ngoài

Thứ Tư 12/09/2018 , 10:30 (GMT+7)

Trong vòng xoáy cuộc đối đầu thương mại với Mỹ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách né thuế bằng cách chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài.

Các khu vực kinh tế của Trung Quốc cũng phải thay đổi để duy trì khả năng phát triển.

Trung Quốc lo lắng trước xu hướng nhiều doanh nghiệp rút khỏi nước này để né thuế suất của Mỹ

Reuters hôm qua đưa tin, Trung Quốc vào tuần tới sẽ kiện Mỹ ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) liên quan đến những tranh cãi về thương mại giữa đôi bên. Đây là diễn biến mới trong bối cảnh căng thẳng giữa đôi bên tiếp tục leo thang. Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ đáp trả nếu Mỹ tiếp tục chính sách đơn phương áp đặt thuế quan lên hàng hoá Trung Quốc.

AFP trong khi đó cho biết, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng như doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc đang phải tìm mọi cách để né mức thuế suất cao Mỹ áp đặt. Trong số này có cả việc dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài, hoặc mánh khoe như thay thế nhãn mác Trung Quốc bằng nhãn mác khác. Điểm đến có thể là những quốc gia ở Đông Nam Á hoặc thậm chí Serbia, Chile. Số lượng doanh nghiệp ở Trung Quốc “chạy” ra nước ngoài đang ngày một tăng lên, gồm những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dệt may, nhựa, lốp xe…theo dữ liệu của hãng dữ liệu thương mại Panjiva.

Một ví dụ được kể tới như H1 Corp, công ty chuyên sản xuất sản phẩm liên quan tới xe đạp, hồi tháng trước đã thông báo với các nhà đầu tư về việc sẽ chuyển dây chuyền sản xuất tới một nước Đông Nam Á để tránh thuế suất cao của Mỹ. “Đó là chuyện không thể tránh khỏi khi các doanh nghiệp buộc phải xem xét lại chuỗi sản xuất của mình trên toàn cầu. Chỉ sau 1 đêm, khả năng cạnh tranh của họ bị sụt giảm tới 25%”-chuyên gia Christopher Rogers, thuộc Panjiva cho biết.

Một doanh nghiệp khác là Zheijiang Hailide New Material cũng chuyển hầu hết hoạt động sản xuất của mình khỏi tỉnh Zheijiang của Trung Quốc để tới Mỹ. Hay như Linglong Tyre, công ty sản xuất lốp ô tô Trung Quốc hiện đang xây dựng nhà máy ở Serbia. Số khác chuyển tới Thái Lan hoặc Myanmar, những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á liền kề Trung Quốc.

Trên thực tế theo AFP, từ vài năm trở lại đây đã có nhiều doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc do chi phí lao động cũng như phí bảo vệ môi trường tăng lên, khiến đây không còn giữ được sự hấp dẫn với các nhà đầu tư như trước. Cuộc chiến thương mại với Mỹ như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút khỏi đây. Giám đốc chương trình nghiên cứu về xã hội Trung Quốc của WTO, ông Cui Fan cho biết, xu hướng này sẽ gây nên những vấn đề về việc làm, và cần được theo dõi một cách chặt chẽ.

Số lượng các doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc đang tăng lên, như: Công ty sản xuất đồ chơi Hasbro, nhà sản xuất camera Olympus, thương hiệu giày Deckers and Steve Madden…AFP cho biết xu hướng này đang thực sự khiến Bắc Kinh lo lắng.

Ở một góc độ khác, nhiều vùng kinh tế ở Trung Quốc cũng buộc phải có những điều chỉnh để duy trì năng lực phát triển trước “đòn” tấn công thương mại từ Mỹ. Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, chính quyền Quảng Đông mới đây đã điều chỉnh luật đầu tư thương mại nhằm duy trì sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Quản Đông, trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư. Một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn sở hữu, thay vì phải liên doanh với doanh nghiệp địa phương như trước. Chính quyền cũng sẽ miễn thuế đất với những dự án có vốn đầu tư trên 2 tỉ NDT (291 triệu USD). Thống kê cho thấy, vốn đầu tư nước ngoài của Quảng Đông 6 tháng đầu năm nay đã giảm xuống 79 tỉ NDT (11,5 tỉ USD) so với 12,3 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.