| Hotline: 0983.970.780

Dừng hoạt động điểm trông trẻ "bạo hành như thời trung cổ"

Thứ Ba 17/12/2013 , 14:01 (GMT+7)

Để ép trẻ ăn, “bảo mẫu” của cơ sở trông trẻ Phương Anh dúi đầu trẻ vào thùng đựng nước để dọa, dí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi…

Để ép trẻ ăn, “bảo mẫu” của cơ sở trông trẻ Phương Anh (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) dúi đầu trẻ vào thùng đựng nước để dọa, dí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi…


Cộng đồng mạng phẫn nộ về hành vi bạo hành trẻ. (Ảnh chụp màn hình)

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hồng Sơn cho biết, ngay khi có thông tin về vụ việc, ông đã cùng với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức và các lãnh đạo địa phương đến kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang trông giữ 22 trẻ. Điểm trông trẻ Phương Anh đã lập tức bị dừng hoạt động. Lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra đối với các cá nhân liên quan là quản lý cơ sở trông trẻ Lê Thị Đông Phương, “bảo mẫu” Nguyễn Thị Điều…

Cũng theo ông Sơn, đây là điểm trông trẻ tự phát, không được cấp phép và không có đăng ký với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức.

Ông Sơn cho biết, trách nhiệm cấp phép và quản lý các điểm trông trẻ tự phát thuộc về chính quyền địa phương. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức có vai trò phối hợp về chuyên môn.

Sự việc bạo hành trẻ ở cơ sở mầm non Phương Anh tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về sự lỏng lẻo trong công tác quản lý các cơ sở trông trẻ tư nhân.

Ngay trong tháng 11 vừa qua, cũng tại quận Thủ Đức, “bảo mẫu” Hồ Ngọc Nhờ đã ép bé Đỗ Nhất Long ăn bằng cách dốc đầu bé xuống đất. Sau khi tuột tay làm bé Long rơi xuống đất, Nhờ còn đạp vào bụng và ngực bé, khiến bé Long tử vong.

Nhờ đã bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố về tội giết người.

(Vietnam+)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.