| Hotline: 0983.970.780

Festival mắc ca lần đầu tại Việt Nam

Thứ Năm 22/01/2015 , 13:55 (GMT+7)

Ngày 24/1/2015, festival mắc ca sẽ lần đầu được tổ chức tại Việt Nam, do Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây và Công ty IDT tổ chức./ Để mắc ca thành cây "tỷ đô"

Đây là sự kiện để các cơ quan quản lý, cnhà khoa học, doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng như cộng đồng cùng bàn thảo những hướng đi chiến lược cho việc phát triển cây mắc ca một cách toàn diện ở Việt Nam.

Mặc dù vào Việt Nam từ hơn 10 năm qua song các hoạt động liên quan tới trồng, chế biến, thương mại và tiêu dùng đối với mắc ca mới chỉ thực sự sôi động từ 2 năm nay. Lĩnh vực phát triển cây mắc ca đang ngày càng hội tụ nhiều doanh nghiệp có uy tín tham gia đầu tư và thị trường tiêu dùng cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Ngoài Ngân hàng Bưu điện Liên Việt với gói tín dụng 10.000 tỷ đồng, không ít các doanh nghiệp đã đầu tư rất bài bản cho cây mắc ca. Công ty CP Vinamacca là đơn vị tiên phong trong việc phát triển cây giống và canh tác tại Tây Nguyên. Đối với khu vực phía Bắc, Công ty Maccadamia Điện Biên cũng đã triển khai SX cây giống và đang thực hiện nhân rộng diện tích lên 4.000 ha theo giấy phép đầu tư do UBND tỉnh Điện Biên cấp.

Trong lĩnh vực chế biến, IDT International là doanh nghiệp tiên phong với hơn 20 sản phẩm chế biến rất đa dạng mang thương hiệu DELIX thông qua việc phối hợp nhân mắc ca rang với các vị trà xanh, cà phê, mù tạt, mật ong... Và Donafood cũng đầu tư cơ sở chế biến khá bài bản.

Có thế nói, mặc dù mới hình thành song thị trường mắc ca Việt Nam đã phát triển khá thuận lợi từ SX cây giống tới trồng cây, chế biến và không ít doanh nghiệp đã đầu tư bài bản để xây dựng những thương hiệu theo chuẩn quốc tế.

Giới khoa học trong nước cũng coi mắc ca là loại cây quan trọng có thể thay đổi cán cân ngành nông nghiệp Việt Nam và đã dành rất nhiều thời gian, công sức cho việc nghiên cứu đối với loại cây này.

Theo ông Phạm Đức Tuấn, Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, đối với các sản phẩm nông nghiệp chiến lược, mắc ca có lợi thế vượt trội trong tập đoàn cây công nghiệp tại khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc bởi nhiều lý do: Thứ nhất, sản phẩm chế biến đa dạng, giàu dưỡng chất. Thứ hai, giá trị kinh tế cao.

Một cây mắc ca có vòng đời khoảng 60 năm, nông dân không cần tái canh nhiều lần như cây cà phê (trung bình 20 năm phải trồng lại). Bình quân 1 ha cây mắc ca cho khoảng 3 tấn hạt, với giá bán 3,5 USD/kg hạt thô sẽ thu được 10.000 USD. Nếu qua khâu chế biến đồ hộp, giá trị của nó sẽ tăng từ 3 - 5 lần giá nguyên liệu.

Một ví dụ cụ thể, hiện tại Cty Chế biến XNK nông sản - thực phẩm Đồng Nai (Donafood) đang XK sản phẩm nhân mắc ca với giá từ 15 - 18 USD/kg.

Thứ ba, sản lượng mắc ca trên toàn thế giới chỉ đáp ứng được 25 - 30% nhu cầu tiêu dùng, do đó khả năng cạnh tranh của cây trồng này rất cao.

Trong giỏ quà Tết Ất Mùi năm nay, mắc ca đã hiện diện nổi bật như một món quà cao cấp. Với giá lên tới trên 1 triệu đồng/kg, nhân mắc ca chế biến đã trở thành món quà có giá trị cao nhất trong giỏ quà Tết và đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Một sản phẩm nông sản chiếm vị trí số 1 trong giỏ quà Tết là điều xưa nay hiếm và mắc ca đang mở ra cơ hội rất lớn cho nông dân cũng như nông nghiệp Việt Nam.

Ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây mắc ca tại khu vực Tây Nguyên từ năm 2004.

Đây cũng là mô hình thử nghiệm và chuyên gia Nguyễn Lân Hùng, một trong những nhà khoa học đã dành rất nhiều tâm huyết cho mắc ca đã đánh giá rất cao khả năng sinh trưởng của mắc ca ở Tây Nguyên.

Tại vườn mắc ca của ông Cúc, chuyên gia về cây mắc ca của Úc cũng đã đến thăm. Theo đánh giá của các chuyên gia Úc thì đặc biệt một số cây mắc ca tại vườn có năng suất cao hơn gấp 10 lần so với các cây mắc ca trồng ở bản địa.

GS Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng  (Bộ NN-PTNT) dự báo, nhu cầu nhân mắc ca trên thị trường thế giới sẽ không thấp hơn 10 lần so với cà phê.  

Cà phê chủ yếu làm đồ uống và một phần nhỏ pha rượu hay bánh kẹo trong khi nhân mắc ca do đặc điểm giòn, bùi, thơm ngon, cách ăn và chế biến cũng rất đa dạng cho phép mắc ca vượt qua mọi ranh giới sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và truyền thống ẩm thực để đến với mọi người trên thế giới.

Diện tích trồng mắc ca tại Việt Nam hiện đã lên tới con số hàng nghìn ha song không thấm vào đâu so với nhu cầu tiêu dùng. Các doanh nghiệp chế biến đang rất thiếu nguyên liệu và gần như phải nhập khẩu 100%.

Cũng bởi lẽ đó, đại diện IDT International cho biết, sẵn sàng mua hết hạt mắc ca nếu bà con nông dân trồng được bởi để nhập khẩu được hạt mắc ca hiện không hề dễ. Sản lượng toàn thế giới mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu. Cùng với giá trị dinh dưỡng rất cao, mắc ca đang là loại hạt đắt nhất trong các loại hạt.

Tại thị trường Việt Nam, các sản phẩm mắc ca hiện rất phong phú. Bao gồm các loại hạt rang đã làm nứt vỏ, nhân sống tự nhiên phục vụ chế biến món ăn, nhân mắc ca rang với nhiều vị khá hấp dẫn.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất