| Hotline: 0983.970.780

Mắc ca - loại cây có thể thay đổi tỷ trọng GDP

Thứ Năm 07/08/2014 , 08:15 (GMT+7)

Với 100.000 ha mắc ca có thể giúp 200.000 hộ nông dân giàu có nhờ loại cây này.Loại cây này còn có thể thay đổi tỷ trọng GDP cũng như rút ngắn chênh lệch thu nhập và mức sống./ Phát triển công nghiệp tỷ đô mắc ca

Theo nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, mắc ca được mệnh danh là “tỷ đô”, "hoàng hậu của quả khô"... và là cây mà ông đưa từ Úc về trồng ở VN năm 2003. Sau 10 năm nghiên cứu, thử nghiệm trên hàng loạt vùng sinh thái ở VN đã xác định vùng Tây Bắc và Tây Nguyên thuận lợi cho mắc ca phát triển.

Kể từ khi người Pháp đưa cà phê và cao su vào VN, 2 loại cây này đều trải qua hơn 100 năm để đạt được ngưỡng kim ngạch XK 1 tỷ USD. Tuy nhiên với thực tế hiện nay, 1 cây mắc ca có thể cho tới 70 kg hạt và với giá hiện khoảng 15 USD/kg thì VN chỉ cần 10 năm để phát triển 100.000 ha và có thể đạt được kim ngạch 1 tỷ USD.

Nhu cầu của thế giới hiện gấp 4 lần tổng sản lượng mắc ca toàn cầu. Diện tích đất cùng khí hậu phù hợp với mắc ca rất hiếm, do đó đây là lĩnh vực không thể bão hòa. Nếu tăng diện tích, tăng năng suất mắc ca thì đây sẽ là cây mũi nhọn đột phá, giúp VN quy hoạch lại bản đồ chiến lược nông nghiệp.

Với 100.000 ha mắc ca có thể giúp 200.000 hộ nông dân giàu có nhờ loại cây này. 100.000 ha mắc ca cũng có thể tạo ra hàng vạn lao động cho ngành chế biến và thương mại. Loại cây này còn có thể thay đổi tỷ trọng GDP cũng như rút ngắn chênh lệch thu nhập và mức sống giữa nông thôn, miền núi và thành thị.

"Cần có những giải pháp tổng thể SX mắc ca thì mới giải quyết được những khó khăn và phát huy lợi thế. Trên cơ sở quy hoạch định hướng phát triển cây mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, các tỉnh cần chỉ đạo thực hiện lập dự án SX gắn với chế biến làm cơ sở đầu tư SXKD", ông Lê Tùng Anh.

"Sau hơn 10 năm và thực tế ở các quốc gia đã phát triển cây mắc ca, chưa phát hiện ra sâu, bệnh đối với loại cây này. Bản thân đây là loại cây lâu năm, có thể cho thu hoạch tới 100 năm, thân gỗ có thể dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.

Trong 3 năm đầu khi mắc ca chưa có quả, có thể xen canh các loại cây như cà phê, khoai lang Nhật để đảm bảo thu nhập cho nông dân. Như vậy việc phát triển cây này ưu việt hơn nhiều loại cây hiện nay bởi người nông dân vẫn có thu nhập ổn định từ các loại cây xen canh", ông Nguyễn Công Tạn chia sẻ.

Ông Lê Tùng Anh, Giám đốc Dự án Mắc ca của Cty IDT cho biết, cây mắc ca có thể cho doanh thu khoảng 300 triệu đồng/ha/năm, cao hơn một số cây trồng phổ biến như cà phê, cao su... Chi phí chăm sóc mắc ca không quá cao, chỉ từ 40 - 60 triệu đồng/ha cho đến khi cho quả bói.

GS Hoàng Hòe, nguyên Viện trưởng Viện Điều tra quy hoạch rừng  (Bộ NN-PTNT) dự báo, nhu cầu nhân mắc ca trên thị trường thế giới sẽ không thấp hơn 10 lần so với cà phê.  Cà phê chủ yếu làm đồ uống và một phần nhỏ pha rượu hay bánh kẹo trong khi nhân mắc ca do đặc điểm dòn, bùi, thơm ngon, cách ăn và chế biến cũng rất đa dạng cho phép mắc ca vượt qua mọi ranh giới sắc tộc, tôn giáo, tuổi tác, giới tính và truyền thống ẩm thực để đến với mọi người trên thế giới.

Đến năm thứ 4 có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu và từ năm thứ 5 trở đi sẽ có lợi nhuận khá. Như vậy người trồng sẽ có lợi ích không nhỏ nếu chăm sóc tốt.

Còn những người tham gia kinh doanh, chế biến các sản phẩm từ mắc ca bán ra gấp từ 3 - 40 lần so với giá nguyên liệu tùy theo sản phẩm. Nhà nước sẽ thu được thuế cho ngân sách khi ngành này phát triển mạnh trong tương lai...

Trải qua các bước chuẩn bị từ năm 2009, đến nay IDT đã xây dựng thành công các vườn ươm cây giống, phát triển vùng trồng mắc ca 4.000 ha ở Điện Biên, xây dựng hệ thống chế biến các sản phẩm mắc ca mang thương hiệu DELIX cung cấp khoảng 12.000 sản phẩm (túi 150 gr)/tháng.

Sản phẩm của IDT gồm 4 loại, mắc ca rang vị tự nhiên, rang vị mật ong, rang muối và rang wasabi. Sản phẩm tuy là mới mẻ nhưng đã nhận được một số giải thưởng về chất lượng như Vietnam Best Food vào tháng 6/2014...

Tuy nhiên, theo ông Anh, khó khăn hiện nay là tốc độ phát triển vùng trồng mắc ca còn rất chậm. Đây là khó khăn không chỉ riêng của IDT mà của tất cả các DN đang tham gia vào lĩnh vực này. Do hạn chế về nguồn cung nên DN không đủ nguyên liệu để phát triển nhiều sản phẩm mới. Các nghiên cứu ở VN hiện nay chỉ tập trung vào lĩnh vực cây giống và canh tác là chủ yếu. Nghiên cứu về ứng dụng và sản phẩm cụ thể hầu như chưa có.

IDT muốn sử dụng công nghệ và thiết bị trong nước để chế biến mắc ca nhưng thực sự khó khăn. Hiện phải nhập máy móc từ nước ngoài với giá khá đắt. Nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm trong chế biến mắc ca còn rất thiếu. Chưa có cơ sở đào tạo chế biến mắc ca tại VN. IDT vừa làm vừa rút kinh nghiệm và hợp tác với các chuyên gia Úc để đào tạo nguồn nhân lực.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.