| Hotline: 0983.970.780

Gà thả vườn vượt qua thời dịch dã

Thứ Ba 28/04/2020 , 13:10 (GMT+7)

Trước nhu cầu tiêu thụ thịt gà giảm mạnh do đại dịch Covid 19, nhiều chủ trang trại gà thả vườn ở Bình Phước đã tìm nhiều cách để duy trì sản xuất…

Mô hình gà thả vườn bán công nghiệp ở xã Thanh Lương, thị xã Bình Long.

Mô hình gà thả vườn bán công nghiệp ở xã Thanh Lương, thị xã Bình Long.

Xã Thanh Lương, thị xã Bình Long được biết đến là thủ phủ chăn nuôi gà của tỉnh Bình Phước. Gà ở đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể. Thế nhưng, trước tình hình dịch Covid 19, vài tháng nay người nuôi gà gặp khó khăn, nhu cầu giảm mạnh, giá gà tụt dốc.

Xã Thanh Lương hiện có khoảng 600 hộ dân tham gia chăn nuôi. Những năm qua, ước tính bình quân mỗi năm xã có 2 triệu con gà thương phẩm bán ra thị trường. Gà được nuôi theo hình thức bán công nghiệp, chất lượng thịt thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa thích. Thế mà, giờ giá gà giảm, đầu ra ùn ứ.

Đối mặt với Covid-19

PV Báo NNVN đã tìm gặp anh Ngô Việt Tiến là người đầu tiên chăn nuôi phát triển gà thả vườn tại địa phương. Hiện nay gia đình anh Tiến sở hữu 2 trang trại với tổng đàn gà lên đến hơn 50.000 con.

Anh Tiến chia sẻ, vốn là người đam mê chăn nuôi, nắm bắt được nhu cầu người tiêu dùng ưa dùng gà thả vườn và loại gà này giá trị kinh tế cao hơn so với gà công nghiệp, năm 2007 anh bắt đầu bước vào đầu tư chăn nuôi.

Anh Tiến ngậm ngùi: “Những năm trước, gà nuôi đến 3, 5 hoặc 4 tháng thì xuất chuồng. Giá bán bình quân 60 – 80.000 đồng/kg. Thế nhưng, hiện giá chỉ còn 40.000 đồng/kg.

Với giá bán này, người nuôi cầm chắc thua lỗ, muốn bán để thu hồi vốn tái đầu tư cũng chẳng ai mua. Bình quân 1.000 con gà quá lứa tiếp tục nuôi, không tính công chỉ tính tiền mua thức ăn mỗi tháng cũng mất hàng chục triệu đồng”, anh chia sẻ. 

Ông Hậu chủ động giảm đàn gà, nhằm giảm bớt thiệt hại.

Ông Hậu chủ động giảm đàn gà, nhằm giảm bớt thiệt hại.

Tương tự gia đình anh Hoàng Văn Hậu cùng địa phương cũng đang tiến thoái lưỡng nan. Anh Hậu cho biết, gia đình có hơn 10.000 con gà, trước khi diễn ra dịch bệnh Covid 19, mỗi tháng xuất bán trung bình từ 2.000 – 3.000 con.

Do tác động của dịch Covid-19 anh đã chủ động giảm đàn xuống còn 6.000 con nhưng vẫn không xuất bán được. Tháng vừa rồi, anh phải bù lỗ gần chục triệu đồng. “Tôi hi vọng, mùa dịch sẽ sớm qua đi, để giá cả trở lại bình thường, người chăn nuôi gà như chúng tôi đỡ khổ hơn”, anh Hậu nói.

Tổ hợp tác cũng gặp khó

Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn Bình Long có 13 thành viên nuôi 150.000 con gà. Là tổ trưởng, ông Phan Văn Túy hết sức trăn trở khi đầu ra của người dân bế tắc: “Tổ hình thành gần 7 năm nay. Mục tiêu  thành lập là để tìm đầu ra cho người dân. Thế nhưng, do dịch Covid-19 nên bế tắc hết, đã không ít hộ không gánh nổi chi phí nên bán đổ bán tháo, bị thương lái ép giá khiến khó chồng khó!”.

Ông Túy cho biết thêm, trước tình trạng trên, tổ khuyến cáo các thành viên duy trì sản xuất ở mức độ vừa phải dù có bù lỗ chút ít để chờ mùa dịch qua đi.

“Bởi giá gà giảm đợt này do dịch Covid-19 gây ra. Sau dịch, nhu cầu thị trường tăng đột biến, giá gà sẽ lên rất nhanh. Bà con không vì cái khó trước mắt mà treo chuồng, thiệt hại sẽ nhiều hơn”, ông Túy nhận định.

Gà thả vườn Thanh Lương được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Gà thả vườn Thanh Lương được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Dương Hữu Đảng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lương cho hay, theo kế hoạch trong năm nay, xã Thanh Lương sẽ cho ra đời HTX gà thả vườn, định hướng bà con sản xuất sạch, bền vững. HTX sẽ là địa chỉ đỏ kết nối các doanh nghiệp, chuỗi siêu thị để giải quyết bài toán đầu ra lâu dài, ổn định cho bà con nông dân.

 Đặc biệt với giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, người dân xã Thanh Lương đã được bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng; tạo lòng tin và có chỗ đứng vững chắc đối với người tiêu dùng về sản phẩm đặc thù của địa phương.

"Dịch Covid-19 chỉ ảnh hưởng tạm thời, sau dịch chúng tôi sẽ khuyến khích các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn xã mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư vốn và ứng dụng tiến bộ KHKT nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao để tập trung vào thị trường cuối năm. Tôi tin chắc rằng khi dịch qua đi, bà con nuôi gà xã Thanh Lương sẽ thắng lớn”, ông Dương Hữu Đảng nói.

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất