| Hotline: 0983.970.780

"Giả danh" giám đốc Sở bán máy lọc nước

Thứ Ba 20/05/2014 , 07:30 (GMT+7)

Để bán được nhiều máy lọc nước nhãn hiệu Haohsing, một DN tại tỉnh Thái Nguyên đã mượn danh ông Giám đốc Sở Công thương.

Cụ thể, DN này đã mời nhân dân mang mẫu nước đến kiểm tra và “dọa” nguồn nước đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau...

Mượn danh

Giấy mời các hộ dân mang nước sinh hoạt đến kiểm tra có đóng dấu treo của Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Thắng Anh (TP. Thái Nguyên).

Góc trên bên trái giấy mời đề rõ “Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên”. Bên phải là “Tập đoàn máy lọc nước Haohsing”. Cuối giấy mời là con dấu và chữ ký của ông Đinh Khắc Hiển (Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên).

Giật mình khi thấy con dấu, chữ ký, họ tên của mình nằm gọn trên nhiều giấy đã phát cho bà con nông dân mời tham gia chương trình kiểm tra nước sinh hoạt, ông Đinh Khắc Hiển khẳng định: Ông không hề ký bất kỳ giấy mời nào cho công ty bán máy lọc nước.

“Công ty TNHH Đầu tư và thương mại Thắng Anh đã mượn danh và con dấu, chữ ký của giám đốc Sở vào việc riêng của công ty mình. Việc làm này là vi phạm pháp luật. Tôi đề nghị cơ quan điều tra và ngành chức năng liên quan vào cuộc làm rõ đúng sai, phải trái. Về phía Sở, chúng tôi sẽ gửi ngay công văn đến các địa phương để có giải pháp ngăn chặn hậu quả và sẽ mời Công ty Thắng Anh lên làm việc” - ông Hiển nói.


Tờ giấy mời mượn danh Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên

Vừa “nhử”, vừa “dọa”

Từ việc tờ giấy mời có dấu và chữ ký của Giám đốc Sở Công thương, DN đã tổ chức kiểm tra mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt của các hộ dân thuộc nhiều địa bàn khác nhau.

Để tập hợp được đông đảo nhân dân, nội dung của tờ giấy mời có ghi: “30 chậu Song Long cho 30 hộ gia đình đi sớm nhất; khi đăng ký sử dụng sản phẩm tặng 1 nồi inox, 1 bộ 2 lõi lọc trị giá 100.000 đ, lì xì 100.000 đ”.

Thực tế kiểm tra, hầu hết các mẫu nước của nhân dân mang đến đều có kết tủa các loại màu khác nhau. Nhân viên bán hàng của công ty khẳng định, nước bị ô nhiễm, chuyển màu vàng là nhiễm đồng, chuyển màu xanh là nhiễm sắt. Vì vậy, “các bác mua máy của công ty sẽ hỗ trợ bán trả góp 3.950.000đ/chiếc, lắp máy tận nhà”.

Để trấn an người dân, nhân viên bán hàng này còn mạnh mồm: “Công ty đã được sự cho phép của Sở Công thương, UBND huyện Phú Bình và lãnh đạo xã Kha Sơn cho về đây giới thiệu và làm thử nước ô nhiễm cho bà con”.

Theo ông Cảnh, nguồn nước tự nhiên vẫn có thể sử dụng bình thường. Ông cũng khuyên bà con nhân dân không nên vội tin vào mấy trò tiểu xảo thử nước nhanh của nhân viên bán hàng mà hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng đến
tâm lý, sức khoẻ.

Bà Đỗ Thị Hoài (xóm Trung Tâm, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình) cho biết, dù mang nước đã qua máy lọc Kangazoo mới mua đi thử nhưng kết quả vẫn bị ô nhiễm. “Tôi chẳng biết đâu là nước sạch, nước bẩn, lo lăng lắm, ăn vào bị bệnh thì nguy to”, bà Hoài nói.

Bà Nguyễn Thị Đông (người cùng xóm bà Hoài) cho biết: "Nhiều người thử cho kết quả ô nhiễm. Dù là nước giếng khoan, giếng khơi, nước lọc đun sôi hay nước đã qua máy lọc. Không biết các anh ấy dùng máy móc gì mà thử nước nhà ai cũng ô nhiễm. Chúng tôi lo lắng quá!".

Ông Lý Văn Cảnh (Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thái Nguyên) cho biết, đến nay, chưa có một máy thử nước nhanh nào được phép hoạt động và kết luận là nước ô nhiễm.

Muốn biết nước sinh hoạt có bị ô nhiễm hay không, bà con nhân dân cần mang nước đến các cơ quan có tư cách pháp nhân, có đủ phương tiện máy móc hiện đại như Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hoặc Viện khoa học sự sống (thuộc Đại học Nông Lâm Thái Nguyên) để làm các thí nghiệm hoá học mới có thể phân tích rõ hàm lượng ô nhiễm kim loại nặng là bao nhiêu.

Bình thường trong nước giếng, nước giếng khoan, nước qua máy lọc, nước đun sôi … đều có chứa các ion kim loại nên khi sục nước qua máy địa phân thì đều chuyển màu. Việc chuyển màu này không có nghĩa cho thấy nước bị ô nhiễm mà chỉ cho biết trong nước có kim loại ít hay nhiều.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất