| Hotline: 0983.970.780

Giải đáp một số thắc mắc của bạn Nguyễn Xuân Chính

Thứ Tư 23/06/2010 , 11:53 (GMT+7)

Tôi xin hỏi một số câu sau đây: Bác Hồ lấy tên Thầu Chín khi hoạt động ở đâu? Ai được coi là ông tổ của nghề hát bội?...

* Tôi xin hỏi một số câu sau đây:

- Bác Hồ lấy tên Thầu Chín khi hoạt động ở đâu?

- Câu "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” là câu nói của ai?

- Ai được coi là ông tổ của nghề hát bội?

- Ngày 15-1-1789 vua Quang Trung cho quân dừng lại ăn Tết ở đâu?

Nguyễn Xuân Chính, xóm 4, Thôn Trung, Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình

Mỗi bạn chỉ nên chọn một câu để hỏi thôi, có như vậy mới có thể dành chỗ cho các bạn đọc khác. Tôi xin lần lượt trả lời các câu hỏi của bạn:

- Theo Việt báo thì năm 1927-1929, với tên gọi là Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều bào Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan). Đây là một trong những thời gian Người sống lâu nhất với đồng bào, trước năm 1945.

Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Người nêu ý kiến đi ra U Đon để tìm gặp Việt kiều. Từ Phi Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi người đi đường đều gánh theo hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, có nắp đậy để tránh mưa núi, vắt rừng. Thức ăn mang theo cũng là 10 ký gạo và một ống “cheo” (thịt gà hoặc sườn lợn băm nhỏ rang muối). Sau này, năm 1945 khi đi Côn Minh, Bác cũng mang theo một ống “cheo” (nhưng đặt tên là “muối Việt Minh”). Thầu Chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh, mọi người đều mệt mỏi.

Thấy Thầu Chín không quen gánh, có người muốn giúp đỡ, nhưng Thầu Chín không chịu. Ít ngày sau, đôi chân của Thầu Chín đã sưng lên, rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu cầu Thầu Chín nhường gánh. Thầu Chín nói: “Thánh hiền đã dạy: Thiên hạ vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên”, ý nói là dưới trời này không có việc gì khó, chỉ sợ lòng người không kiên trì... cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi... Quả nhiên mấy ngày sau nữa, bước chân Thầu Chín đã nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đưa có vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đường dài hơn 70 km, Thầu Chín chỉ đi hết một ngày.

- Trước Tòa án thực dân, nhà cách mạng trẻ tuổi Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/11/1931 đã dõng dạc nói: "Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.

- Đào Tấn (1845-1907) là nhà soạn tuồng nổi tiếng, được tôn vinh là Ông tổ nghề hát bội nói riêng và nghệ thuật sân khấu nói chung.

- Ngày 20 tháng Chạp (15/1/1789), vua Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn tiến ra Thăng Long tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, chiếm lại Thăng Long, giải phóng đất nước. Trước khi xuất phát, vua Quang Trung mở tiệc khao quân tại Tam Điệp và tuyên bố: “Nay làm lễ ăn Tết Nguyên đán trước, đợi đến sang xuân, ngày mùng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn sau. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng thế không?”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm