| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp kỹ thuật cho vườn cao su: Nhìn từ Cty Cao su Quảng Trị

Thứ Sáu 25/10/2013 , 10:35 (GMT+7)

Hai cơn bão số 10 và 11 đi qua, Cty Cao su Quảng Trị có một diện tích rất ít cây cao su bị gãy đổ. Giữ được như vậy nhờ Cty đã luôn chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật cho vườn cây.

+ Chú trọng xuất xứ giống

Hai cơn bão số 10 và 11 đi qua, Cty Cao su Quảng Trị có một diện tích rất ít cây cao su bị gãy đổ. Giữ được như vậy nhờ Cty đã luôn chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật cho vườn cây.

Ông Văn Lưu, TGĐ Cty Cao su Quảng Trị cho biết toàn bộ diện tích vườn cây cao su của Cty gần 4.500 ha. Tại tỉnh Quảng Trị, Cty có gần 4.000 ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Trong đó, tại huyện Gio Linh vườn cao su khá lớn tuổi. Còn diện tích cao su ở huyện Vĩnh Linh, Cty vừa đưa vào khai thác mủ và sắp khai thác đến gần 1.000 ha.

Sau bão, những cây cao su gãy đổ được Cty tập trung công nhân khắc phục bằng cách cưa cây, dọn vườn. Những cây còn phát triển được nhưng đã bị gãy thì được cưa cành, bôi mỡ vazeline, những cây bị đổ nghiêng dùng dây kéo thẳng đứng lại để chăm sóc. Cây nào không ảnh hưởng vẫn tiếp tục cho khai thác mủ.


Công nhân của Cty Cao su Quảng Trị đang dùng dây kéo đứng thẳng lại những cây cao su bị xiêu vẹo

Anh Trần Quang Khôi ở Nông trường Quyết Thắng cho biết nhờ sự giúp đỡ của anh em công nhân nên từng cây trong vườn của anh được chống dậy, chằng chéo phục hồi gần hoàn chỉnh. Sau gần một tháng tập trung lực lượng, đến nay Cty Cao su Quảng Trị cơ bản khắc phục đến 70% số diện tích cao su bị ảnh hưởng của hai cơn bão.

Cây cao su ở Quảng Trị phát triển mạnh cách nay gần 30 năm, đánh dấu bằng sự kiện Cty Cao su Quảng Trị được thành lập vào năm 1984. Cùng với việc Cty trồng cao su đại điền thì nông dân Quảng Trị cũng trồng cao su tiểu điền.

Song ngần ấy thời gian Quảng Trị chỉ có một trận bão lớn xảy ra vào năm 1985 mà thôi. Nên mọi cảnh báo về thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung với cây cao su đã phần nào bị yếu tố chủ quan của người trồng cao su và thời gian ấy khuất đi.

Bây giờ để cây cao su phát triển an toàn, sống chung với thời tiết biến đổi khí hậu bất thường, theo ông Văn Lưu, với địa hình như ở Quảng Trị nói riêng và miền Trung nói chung, công tác chọn giống cây trồng phải luôn được quan tâm hàng đầu. Phải chọn những giống cao su phù hợp với rét và gió bão.

Ông Lưu cho biết bà con nông dân Quảng Trị nhiều nơi đang trồng giống cao su xuất xứ từ miền Nam nên không phù hợp thời tiết và khí hậu địa phương. Để cho bà con nông dân hiểu rõ điều này, các nhà quản lý nên chú trọng công tác tuyên truyền chương trình giống kỹ thuật.

Phối hợp vừa tuyên truyền vừa đề cao công tác quản lý giống trên địa bàn một cách chặt chẽ, khoa học, đừng để bà con quá dễ dãi trong khâu chọn giống cây trồng, thiệt hại khó lường.

Khi cây cao su phát triển, nên chú ý tạo tán cho cây ở độ cao chỉ từ 2 đến 2,5 m, làm vậy gặp gió bão ít bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, có thể trồng tăng mật độ cây trên một diện tích để trừ khi bão tố, sâu bệnh làm hư hỏng thì tỷ lệ số cây còn lại trong vườn phù hợp cho cao su phát triển.

Với cao su tiểu điền, diện tích vườn cây của mỗi gia đình tương đối nhỏ nên trước mùa mưa bão bà con nông dân cần tỉa bớt cành để cây cao su vững vàng. Chỉ tỉa cành thì cao su phát triển vẫn bình thường, hạn chế được khả năng xiêu vẹo khi có gió lớn làm đứt hết rễ, cần quá trình phục hồi lâu.

Với việc trồng vành đai rừng bảo vệ thì từ trước đến nay Cty Cao su Quảng Trị vẫn trồng để bảo vệ vườn cây. Đây là biện pháp chắn gió, giữ vườn hữu hiệu. Do diện tích cao su của Cty trồng ở những vùng địa hình khá phù hợp, nằm ở phía tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, xa biển, sát rừng, kín gió, cách làm chú trọng các biện pháp khoa học nên khi gặp bão vườn cây cao su của Cty ít ảnh hưởng hơn.

Theo ông Lưu, Quảng Trị và miền Trung hiện tại khó tìm ra cây trồng nào có giá trị kinh tế hơn cây cao su. Cây cao su góp phần thay đổi đời sống hàng vạn hộ nông dân miền Trung.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu thất thường đã làm mưa bão khó lường. Do vậy chúng ta nên rà soát lại công tác quy hoạch trồng cao su một cách hợp lý.

Những vùng không đáp ứng đủ các điều kiện trồng cao su nên chọn cây trồng khác phù hợp. Còn các vùng vẫn trồng đảm bảo thì tiếp tục trồng và khai thác mủ một cách bài bản.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất