| Hotline: 0983.970.780

Giai thoại miền đất võ: Không sợ quan quyền

Thứ Tư 12/08/2015 , 08:22 (GMT+7)

Ở đất võ Bình Định còn truyền tụng nhiều giai thoại về những võ nhân tài nghệ cao cường, roi quyền đều giỏi nhưng tính tình điềm đạm./ Cô gái trong huyền thoại An Vinh

Họ không bao giờ cậy mình giỏi võ làm chuyện bất nhân, bất nghĩa. Thế nhưng khi gặp chuyện bất bình, họ không ngại xuất chiêu.

Đá văng phú hộ

Trong sách "Võ nhân Bình Định" của cố thi sĩ Quách Tấn có đoạn nói về ông Từ Thứ ở thôn Trường Định, nay thuộc xã Bình Hòa (Tây Sơn, Bình Định).

Sách viết, ông Từ Thứ võ nghệ cao cường, thân thủ nhẹ nhàng nhưng vốn rất hiền hậu nên không bao giờ có va chạm với anh em trong giới võ lâm. Tuy nhiên, tính tình ông Từ Thứ khí khái, không chịu im lặng trước những hành động hiếp đáp, hống hách.

Thời ấy, ở huyện Bình Khê (nay thuộc TX An Khê, Gia Lai) có Cả Nhượng là phú hộ ở xứ Cà Đáo, tự nhận là đệ nhất võ lâm cao thủ ở Bình Khê. Cả Nhượng mời nhiều thầy võ về nhà nuôi cơm, dạy võ, để thị uy với thiên hạ.

Vốn tính hống hách, Cả Nhượng xem dưới mắt chẳng có đối thủ, muốn chửi ai thì chửi, thậm chí đánh đập vô cớ những người mình thấy “gai mắt”.

Một hôm, Cả Nhượng đi ăn giỗ ở thôn Trường Định, quê của Từ Thứ, có cả hai võ sư tháp tùng theo.

Ăn giỗ xong, mọi người túm tụm ngồi trên phản gỗ đặt ở nhà trên uống nước trò chuyện, bỗng Cả Nhượng đánh tiếng gây sự: “Chà chà, đã lâu nghe danh Từ Thứ là học trò ruột của Ba Đề, võ nghệ cũng khá. Nhân hôm nay, tôi xin được tiếp vài chiêu để mở rộng hiểu biết. Có hai vị võ sư là người nhà của tôi chứng kiến, xin chỉ giáo”.

Từ Thứ điềm đạm trả lời: “Thưa Cả, học võ mục đích là để phòng thân, chớ đâu phải để múa may làm trò cười cho thiên hạ, xin Cả miễn cho”.

Cả Nhượng cho rằng Từ Thứ nói như thế là hỗn xược, liền nổi nóng, dùng hai tay chụp cái ống nhổ bã trầu bằng đồng đập xuống đầu Từ Thứ.

Đang ngồi xếp bằng trên phản, Từ Thứ vẫn tọa yên vị, chỉ ngả người né đòn rồi dùng ngay thế “đạo thiết mã” vừa nằm ngửa vừa đá quét.

Cả Nhượng trở tay không kịp, dính đòn, văng từ phản ngựa vọt ra khỏi cửa, lộn ba vòng rồi nằm sõng soài ngoài sân. Hai võ sư đi theo mặt xanh như tàu lá chuối, vội vã chạy ra cõng học trò chạy biến.

Cùng thời với Từ Thứ còn có ông Xã Bút ở làng Mỹ Thuận, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn) cũng hảo hớn không kém.

Đến giờ, ở làng Mỹ Thuận còn truyền tụng câu chuyện ông Xã Bút đánh gãy chân con ngựa quý của ông Chánh tổng làng Phú Xuân.

Chánh Du, Chánh tổng làng Phú Xuân có con ngựa ô hình vóc vạm vỡ, nổi tiếng chạy nhanh và rất hung dữ. Ngoài chủ nhân, không ai dám đến gần vì sợ ngựa đá.

Dân làng rất ghét con ngựa này nhưng không làm gì được, phần sợ đến gần sẽ bị ăn vó ngựa, phần sợ quyền uy của ông chủ nên phải nuốt giận.

Một lần, ông Chánh Du cưỡi ngựa lang thang đến chơi ở làng Mỹ Thuận, cột con ngựa quý ở sân đình. Trai tráng trong làng nghe tiếng con ngựa dữ, thách đố nhau đến chạm tay vào con ngựa nhưng chẳng ai dám.

Khi ấy có mặt ông Xã Bút, ông đi chầm chậm tiến về phía con ngựa. Thấy người lạ đến gần, con ngựa ô cất tiếng hí vang rồi tung 2 vó sau đá ông Xã Bút.

Đã thủ thế, ông Xã Bút né đòn con ngựa gọn trơn, rồi ra đòn tay đánh gãy 2 chân con ngựa.

Đau đớn, ngựa hí vang trời, Chánh Du hoảng hốt chạy đến xem thì thấy ngựa quý của mình nằm bẹp, hai chân gãy tiện.


Cổng vào võ đường của ông Xã Bút

Nộ khí xung thiên, Chánh Du buông lời hăm he và bắt Xã Bút phải đền. Ông Xã Bút bảo do ngựa đá người trước, người chỉ tự vệ nên không có lỗi. Nhiều nhân chứng trong làng cũng bảo vậy nên Chánh Du đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” ra về.

Vai diễn bất đắc dĩ

Ông Từ Thứ có một học trò cưng ở làng Mỹ Yên, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn) là ông Đoàn Phong. Thời ấy, ông Đoàn Phong không chỉ giỏi võ nghệ mà còn rất mê tuồng.

Ông Đoàn Khánh Ngọc (con trai ông Đoàn Phong hiện ở làng Mỹ Yên), nhớ lại: “Hồi xưa gia đình tôi ở làng Trường Định, xã Bình Hòa, sau này mới về định cư ở làng Mỹ Yên. Lúc còn ở Trường Định, cha tôi theo học võ ông Từ Thứ.

Ngoài võ nghệ, cha tôi còn học được ở sư phụ tính hảo hớn nên thường tham gia trừ gian, bắt cướp, do đó được phong chức quan cửu phẩm, chuyên đi tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương nên người làng thường gọi ông là Cửu Đoàn”.

Theo ông Đoàn Khánh Ngọc, Cửu Đoàn mê hát tuồng ngang mê võ nghệ. Mỗi lần đình làng Mỹ Yên có hát tuồng là ông ôm dùi đánh chầu.

Có lần trước khi biểu diễn, các diễn viên bước ra sân khấu cúi chào. Một thanh niên làng khác vốn là con một võ sư danh tiếng ở Tây Sơn, vốn ganh tị về sự nổi danh của ông Cửu Đoàn trong làng võ nên mở lời khiêu khích: “Ông Phong, ông cầm chầu, người ta chào ông sao không thưởng?”.

Bị xúc phạm, ông Cửu Đoàn nổi nóng, sẵn dùi trống ông gõ 1 cái vào trán anh chàng kia rõ mạnh. Anh thanh niên kia xông vào đánh nhau với Cửu Đoàn nhưng cuối cùng bị thất trận. Trận loạn đả này đã khiến khán giả náo loạn, gánh hát phải bỏ đêm diễn.

Trong sách “Võ nhân Bình Định”, cố thi sĩ Quách Tấn có viết: Một lần làng Mỹ Yên dựng rạp hát và mời đoàn hát bội về diễn trong ba đêm, Cửu Đoàn luôn ngồi cầm chầu.

Đến ngày thứ ba, khi tuồng Tiết Cương sắp diễn thì anh kép đóng vai chính bỗng ngã bệnh. Khán giả đã đến đầy sân, không thể dừng buổi diễn, ông bầu đành “chữa cháy” bằng cách mời Cửu Đoàn đóng thế vai Tiết Cương. Vui không kể xiết, Cửu Đoàn nhận lời ngay.

Khi diễn, đoạn Tiết Cương đánh nhau với Võ Tam Tư lần đầu rồi thoát vòng vây chạy trốn, Cửu Đoàn và diễn viên đóng vai Võ Tam Tư biểu diễn nhiều thế võ đẹp mắt khiến khán giả vỗ tay vang trời.

Đến cuộc giao chiến tiếp theo, Tiết Cương chạy bộ, Võ Tam Tư cưỡi ngựa, nên thế đánh của hai bên khác nhau, trong khi người đóng vai Tiết Cương (ông Cửu Đoàn) không biết kịch bản nên liên tục dùng búa chém vào chân và hạ bộ của Võ Tam Tư.

Kép đóng vai Võ Tam Tư ban đầu quơ thương đâm được vài cái, sau lại phải đỡ gạt đến toát mồ hôi rồi dính đòn vào đôi hia, văng xuống sân khấu.

Khán giả vỗ tay dậy rạp, nhiều người quá khích hô to bảo Tiết Cương chém đầu tên gian nịnh Võ Tam Tư.

Không biết mình phải diễn tiếp như thế nào, Cửu Đoàn múa búa hát câu “tẩu mã” rồi lẻn vào sau cánh gà.

Kép đóng vai Võ Tam Tư vừa lồm cồm leo lên sân khấu vừa hát: “Hay cho Tiết Cương, giỏi cho Tiết Cương. Lỡ lần này không bắt được mày, lần sau đố mày chạy thoát”, rồi truyền ba quân truy nã Tiết Cương để rời sân khấu.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm