| Hotline: 0983.970.780

Giáo hoàng không chủ trì lễ đón Năm mới 2021 vì đau chân

Thứ Năm 31/12/2020 , 20:45 (GMT+7)

Vatican cho biết, Đức Giáo hoàng Pope Francis sẽ không chủ trì buổi lễ đêm Giao thừa và đón Năm mới 2021 vì căn bệnh thần kinh tọa, khiến chân phải ông bị đau.

Đức Giáo hoàng Francis chủ trì Thánh lễ đêm Giáng sinh 2020, cách nay ít ngày tại Thánh đường St Peter, Vatican, giữa đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Đức Giáo hoàng Francis chủ trì Thánh lễ đêm Giáng sinh 2020, cách nay ít ngày tại Thánh đường St Peter, Vatican, giữa đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, Đức Giáo hoàng Pope Francis phải bỏ qua một sự kiện của Vatican vì lý do sức khỏe, khi ông đã bước sang tuổi 84 vào tháng này,

Theo Quốc vụ khanh Tòa thánh Vatican, buổi lễ kinh chiều cuối cùng của năm 2020 vào thứ Năm (31/12) sẽ do Đức Hồng y Giovanni Battista Re chủ trì và buổi Thánh lễ Mét vào ngày thứ Sáu sẽ do Đức Hồng y Pietro Parolin chủ sự.

Tuy nhiên Vatican cho biết, Đức Giáo hoàng sẽ chủ trì buổi cầu nguyện vào trưa thứ Sáu theo lịch trình.

Nhiều năm qua, Đức Giáo hoàng Pope Francis bị chứng đau thần kinh tọa, căn bệnh gây ra những cơn đau lan tỏa từ thắt lưng dọc theo dây thần kinh tọa đến phần dưới của cơ thể. Căn bệnh này cũng khiến ông đi lại khó khăn và thường xuyên phải trải qua các đợt vật lý trị liệu.

Trong diễn biến liên quan, lễ đón Năm mới 2021 năm nay tại nhiều quốc gia trên thế giới đã phải hủy bỏ hoặc thu hẹp quy mô tổ chức các hoạt động vui chơi vì dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát. Thậm chí ở nhiều thành phố lớn khắ các châu lục, chính quyền đã buộc phải áp dụng các lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại.

Tại Mỹ, lễ đếm ngược chào Năm mới 2021 dự kiến vẫn sẽ diễn ra tại Quảng trường Thời đại ở thành phố New York, tuy nhiên sự kiện sẽ được trình chiếu trực tiếp qua mạng.

Tại quốc gia nam bán cầu Australia- nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới, năm nay người dân đón chào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới trong không khí hoàn toàn khác khi số ca nhiễm coronavirus cùng với các ổ dịch mới đang tiếp tục gia tăng. Vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan rộng, giới chức tại nhiều vùng như Sydney, New South Wales, Canberra... đã siết chặt các quy định về phòng chống dịch, buộc người dân đeo khẩu trang và hạn chế tập trung đông người.

Còn tại nước láng giềng New Zealand, một trong số hiếm hoi quốc gia được đánh giá là khống chế dịch Covid-19 tốt nhất thế giới, màn bắn pháo hoa đón mừng năm mới năm nay cũng chỉ kéo dài 5 phút tại cầu cảng Auckland trong đêm giao thừa.

New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới bước sang năm mới 2021 (lúc 18h ngày 31/12 -giờ Hà Nội). Trong ảnh, pháo hoa được bắn tại thủ đô Auckland. Ảnh: Metro

New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới bước sang năm mới 2021 (lúc 18h ngày 31/12 -giờ Hà Nội). Trong ảnh, pháo hoa được bắn tại thủ đô Auckland. Ảnh: Metro

Trong bài phát biểu năm mới, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định năm 2020 là "năm đặc biệt thử thách" của đảo quốc sư tử, nhưng ông cho rằng "đã có ánh sáng cuối đường hầm" khi nước này bắt đầu tiêm chủng mở rộng vacxin Covid-19 và mở cửa trở lại.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.