| Hotline: 0983.970.780

Giống bí xanh mới Thiên Thanh 5

Thứ Tư 27/07/2011 , 10:35 (GMT+7)

Bí xanh là cây rau ăn quả đa dụng: Sản phẩm vừa làm rau xanh chất lượng cao, an toàn thực phẩm và làm nguyên liệu chế biến mứt, bánh kẹo, nước giải khát..., thị trường có nhu cầu lớn. Trong những năm qua cây bí xanh được mở rộng và cho hiệu quả kinh tế cao ở các tỉnh ĐBSH (Hải Dương 1.600- 1.800ha/năm, Thái Bình 1.200-1.500ha/năm, Nam Định 1.300- 1.400 ha/năm...), cho thu 90-150 triệu đồng/ha/vụ.

Tuy nhiên, diện tích, năng suất bí xanh không ổn định trong các vụ và trong các năm, chất lượng còn thấp. Nguyên nhân chính là do bộ giống bí xanh trồng trong sản xuất hầu hết là giống bí địa phương: Bí xanh cẳng bò, bí xanh Sặt, bí chanh, bí đá... giống bị thoái hóa, sâu bệnh nhiều nên năng suất không cao.

Giống bí xanh Thiên Thanh 5 do Viện Cây lương thực- CTP mới chọn lọc từ một mẫu giống bí xanh lai (bí xanh Sặt x bí xanh đá). Giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, thích nghi rộng, trồng và cho hiệu quả cao cả 2 vụ xuân hè và thu đông. Thời gian sinh trưởng 100-110 ngày (vụ xuân hè) và 90-100 ngày (thu đông). Dạng hình, thân lá xanh đậm, cứng khỏe, quả dài 55-70cm, đường kính quả 6-8 cm, vỏ xanh đậm, cùi dày, đặc ruột, ít hạt và ăn không chua nên được sản xuất và thị trường chấp nhận.

Hiện nay giống đang được trồng và mở rộng tại các tỉnh Hải Dương, Thái Bình và Hà Nam. Năng suất vụ xuân 55-60 tấn/ha và vụ thu đông đạt 45- 50 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán thường cao hơn các giống địa phương từ 300-500 đồng/kg. Mô hình giống bí xanh Thiên Thanh 5 vụ xuân năm 2011 tại các điểm cho thu trung bình 5-7 triệu đồng/sào Bắc bộ.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 148 ra ngày 27/7/2011)

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất