| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa TBR97 chinh phục cánh đồng mẫu lớn ở Khánh Hòa

Thứ Bảy 16/04/2022 , 18:53 (GMT+7)

Sau 2 vụ khảo nghiệm, giống lúa TBR97 phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Khánh Hòa, vụ đông xuân năm nay giống tiếp tục chinh phục nông dân trên cánh đồng mẫu lớn.

Vững vàng trước mưa gió

Vụ đông xuân 2021-2022, UBND xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) phối hợp với Cty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức mô mình sản xuất cánh đồng mẫu lớn giống lúa TBR97 tại HTX Nông nghiệp Vạn Phú 3, nhằm giúp nông dân tiếp cận giống lúa mới, thay đổi tập quán canh tác để giảm chi phí trong sản xuất, nâng cao thu nhập.

Cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống lúa TBR97 ở xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Ảnh: KS.

Cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống lúa TBR97 ở xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Ảnh: KS.

Theo đó, mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống lúa TBR97 có tổng diện tích hơn 104 ha, với 70 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hướng dẫn chỉ gieo sạ 8 kg/sào, giảm hơn phân nửa so với canh tác truyền thống. Từ đó tiết kiệm được chi phí giống, phân bón và hạn chế được sâu bệnh phát sinh.

Ông Trần Hậu Bình, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vạn Phú 3 cho biết, trước khi đưa ra sản xuất đại trà, giống lúa TBR97 đã được sản xuất thử nghiệm cả 2 vụ đông xuân và hè thu trên địa bàn cho thấy rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

Không chỉ cho năng suất cao hơn các giống địa phương mà khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết rất tốt. Đặc biệt trong vụ đông xuân này, mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, khi lúa vừa gieo sạ gặp mưa nhiều và lạnh. Tiếp đến đầu năm 2022 khi lúa vào thì con gái bị ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc gây gió giật mạnh, khiến toàn bộ cánh đồng sản xuất giống TBR97 bị vàng lá, nông dân lo lắng.

“Tuy nhiên khi hết gió mức độ hồi phục giống lúa này so với những giống lúa địa phương rất vượt trội làm nông dân ngạc nhiên. Cụ thể, là khi lúa bung được lá đòng lên thì hoàn toàn chuyển sang màu xanh và trổ bông rất đều”, ông Bình chia sẻ.

Nông dân Ngô Văn Dũng tấm tắc khen giống lúa TBR97 không bị sâu bệnh, trong khi giống sản xuất địa phương bị đạo ôn nhiều. Ảnh: KS.

Nông dân Ngô Văn Dũng tấm tắc khen giống lúa TBR97 không bị sâu bệnh, trong khi giống sản xuất địa phương bị đạo ôn nhiều. Ảnh: KS.

Đưa chúng tôi cùng nông dân khắp huyện Vạn Ninh tham quan cánh đồng mẫu lớn sản xuất giống lúa TBR97 sắp thu hoạch và một bên là các ruộng lúa đối chứng sản xuất giống lúa địa phương để so sánh. Các nông dân đều đánh giá sự vượt trội của giống TBR97 khi không bị lem lét hạt, bệnh đạo ôn, sâu đụt thân như các giống địa phương.

Ông Ngô Văn Dũng, ở thôn Phú Cang 2 Nam (Vạn Phú) tấm tắc khen: “Vụ này các giống lúa địa phương sản xuất bị bệnh đạo ôn nhiều nhưng giống lúa TBR97 ít bị sâu bệnh. Nhìn gié lúa dài như thế này, hạt lúa vàng sáng, chắc chắn sẽ cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống lúa địa phương”.

Cùng đi thăm cánh đồng mẫu lớn, đại diện Trạm Trồng trọt – BVTV Vạn Ninh cũng có đánh giá tương tự như nông dân là giống TBR97 ít sâu bệnh hại, năng suất cao hơn nhiều so với giống địa phương. Do đó, nông dân có thế thay thế dần các giống lúa sản xuất tại địa phương đã bị thoái hóa.

Bà Trần Thị Thanh Yến, ở xã Vạn Phú, người tiên phong sản xuất giống lúa TBR97 thay giống lúa địa phương thoái hóa trước khi ThaiBinh Seed đưa giống này vào huyện Vạn Ninh sản xuất, cho biết: Điểm nổi bậc giống TBR97 cho năng suất cao hơn, giá cao hơn và chất lượng gạo cao hơn giống địa phương. Riêng về giá lúa TBR97 lúc nào cũng cao hơn trên dưới 1.000 đồng/kg so với giống địa phương.

Chịu nóng tốt, phù hợp vụ hè thu

Ông Phạm Hữu Huế, Phó Giám đốc Cty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên cho biết, trong những năm gần đây ThaiBinh Seed đã từng bước đưa những giống lúa BC15, TBR97 bản quyền của Công ty vào sản xuất trên địa bàn xã Vạn Phú nói riêng và huyện Vạn Ninh nói chung. Từ đó thấy các giống lúa này rất phù hợp trong điều kiện đất đai, thổ nhưỡng cũng như đặc thù của địa phương.

Thời gian quan giống lúa TBR97 đã sản xuất nhiều vụ trên cánh đồng xã Vạn Phú. Ảnh: KS.

Thời gian quan giống lúa TBR97 đã sản xuất nhiều vụ trên cánh đồng xã Vạn Phú. Ảnh: KS.

Đối với TBR97 là giống lúa thuần do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo. ThaiBinh Seed là đơn vị độc quyền sản xuất, kinh doanh. Giống có thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 100-105 ngày, hè thu 90-95 ngày.

“Qua 2 vụ sản xuất đông xuân 2020-2021 và hè thu 2021, chúng tôi triển khai trình diễn giống lúa TBR97 tại HTX Vạn Phú 1 (Vạn Phú) đánh giá giống lúa này có khả năng thích ứng cả 2 vụ, với năng suất dao động từ 80-85 tạ/ha. Đặc biệt giống lúa TBR97 có khả năng chịu nóng tốt, rất phù hợp sản xuất trong vụ hè thu có khí hậu nắng nóng”, ông Huế chia sẻ.

Ngoài chịu nóng tốt, giống lúa này cứng cây, chống đổ ngã nên càng phù hợp ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong vụ hè thu hay bị mưa dông vào buổi chiều. Do đó nếu nông dân không chọn được giống lúa có các đặc điểm trên thì sản xuất khó thuận lợi.

Theo ông Huế, giống lúa TBR97 có tỷ lệ gạo xát cao 75%, tức 1 tạ thóc xát được 75 kg gạo, cơm ăn mềm, có vị đậm, đặc trưng.

Nói thêm về cơm của giống lúa TBR97, ông Trần Hậu Bình, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vạn Phú 3 đánh giá: " Giống lúa TBR97 có chất lượng cơm rất ngon, so với các giống lúa hiện đang sản xuất tại địa phương thì giống này đứng đầu bảng. Do đó, chúng tôi xem đây là giống lúa chủ lực để đưa vào sản xuất đại trà trong những vụ tiếp theo”.

 Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phú cho biết, tập quán của bà con địa phương là tự để giống, mật độ gieo sạ cao từ 15-20 kg/sào. Do đó, để từng bước thay đổi tập quán cũng như giảm chi phí trong sản xuất lúa của bà con, xã đã làm việc với các hợp tác xã trên địa bàn và đề nghị UBND huyện cấp kinh phí sản xuất giống lúa mới, với diện tích 384 ha, tổng kinh phí 1,3 tỷ. Trong đó vụ đông xuân 2021-2022, UBND xã Vạn Phú đã triển khai thực hiện hơn 161, riêng giống lúa TBR97 có 114,6ha. Với hiệu quả các mô hình sản xuất giống lúa mới mang lại, chính quyền xã sẽ tập trung tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nhận thức trong sản xuất nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm