| Hotline: 0983.970.780

Giống tám xoan đột biến

Thứ Hai 20/09/2010 , 11:11 (GMT+7)

Giống tám xoan đột biến (TĐB 06) do Viện Khoa học Sinh học Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để tạo mô sẹo từ giống tám xoan Hải Hậu truyền thống.

Trung tâm KNKN Bắc Ninh đã có văn bản đề nghị Sở NN- PTNT Bắc Ninh bổ sung giống lúa tám xoan đột biến vào cơ cấu giống và có kế hoạch chỉ đạo, mở rộng diện tích thâm canh từ 80 đến 100ha trong thời gian tới, phục vụ nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa.

Giống tám xoan đột biến (TĐB 06) do Viện Khoa học Sinh học Việt Nam nghiên cứu, chọn tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để tạo mô sẹo từ giống tám xoan Hải Hậu truyền thống nhằm khắc phục những nhược điểm như năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, thời gian sinh trưởng dài ngày nên thường chỉ gieo cấy được trong vụ mùa…

Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử ở các huyện Quế Võ, Lương Tài, Tiên Du, Yên Phong và thị xã Từ Sơn trong năm qua cho thấy: Giống tám xoan đột biến có khả năng thích ứng rộng, dễ thâm canh, phù hợp với đồng đất và trình độ canh tác của nông dân Bắc Ninh. TĐB 06 thân cứng, khả năng chống đổ tốt. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống tám xoan Hải Hậu truyền thống nên có thể trồng được cả 2 vụ: vụ xuân (từ 130 đến 140 ngày) và vụ mùa (từ 104-105 ngày). Cây đẻ nhánh khỏe, trỗ bông đều, năng suất và chất lượng khá cao, tương đương với các giống lúa thuần khác. Điều đáng chú ý là hạt gạo trong, thon dài và thơm ngon, khối lượng 1.000 hạt đạt từ 22-24 gam; khi nấu cơm không bị nhão như các giống HT1, TL6, Bắc thơm số 7… đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng trong nước.

Xem thêm
Bảo toàn đàn vật nuôi giữa nắng nóng kỷ lục

BÌNH ĐỊNH Đang trong giai đoạn nắng nóng cao độ kỷ lục, người chăn nuôi tại Bình Định áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo toàn sức khỏe đàn vật nuôi.

Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.