| Hotline: 0983.970.780

Đẩy lui nạn khai thác vàng trái phép trong rừng đặc dụng

Thứ Tư 10/04/2024 , 09:18 (GMT+7)

Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Kạn đã xử lý quyết liệt, ngăn chặn hiệu quả, đẩy lùi nạn khai thác vàng trái phép trong Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ.

Lực lượng chức năng phá, đốt lán trại còn sót lại của các đối tượng khai thác vàng trái phép. Ảnh: Ngọc Tú. 

Lực lượng chức năng phá, đốt lán trại còn sót lại của các đối tượng khai thác vàng trái phép. Ảnh: Ngọc Tú. 

 Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ có tổng diện tích hơn 15.000ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt gần 11.000ha, phân khu phục hồi sinh thái khoảng 3.000ha, còn lại là khu vực hành chính và vùng đệm.

Khu dự trữ thiên nhiên này trải dài trên địa phận 7 xã thuộc hai huyện Na Rì và Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn). Trước năm 2013, vùng lõi Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ từng là điểm nóng về tình trạng khai thác vàng trái phép vì khu vực này có khoáng sản vàng dưới lòng đất.

Những năm trở lại đây, rừng Kim Hỷ đã dần bình yên, nạn khai thác vàng trái phép đã được đẩy lùi, chỉ còn lác đác vài đối tượng cố tình bám trụ trên núi đá đào bới mót vàng.

Ông Lê Xuân Diệu, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ cho biết, những đối tượng cố tình bám trụ chủ yếu là những thành phần “bất hảo”. Khi tiến hành đẩy đuổi, các đối tượng trốn trên những vách đá cheo leo, trong rừng sâu nên rất khó khăn trong việc đẩy đuổi. Tuy nhiên, số lượng những đối tượng này ít, không gây tổn hại nhiều đến tài nguyên cũng như an ninh trật tự.

Mới đây, Hạt Kiểm lâm Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ phối hợp với tổ công tác của Chi cục Kiểm lâm Bắc Kạn tiến hành kiểm tra, truy quét tại lũng Mèng Thương, lũng Đẩy, lũng Mới, Cốc Tỳ, lũng Lương, lũng Phát, Tốc Lù. Đây là những địa điểm trước đây các đối tượng thường lén lút vào khai thác vàng trái phép.

Quá trình kiểm tra không phát hiện tình trạng khai thác khoáng sản, lâm sản trái pháp luật. Tuy nhiên, tại một số lũng vẫn còn các khung lán cũ, một số đối tượng tận dụng những đoạn vòi đã bị tiêu hủy để tái sử dụng dẫn nước làm vàng. Tổ công tác đã thu gom toàn bộ, tiêu hủy theo quy định.

Những lán trại cũ cũng bị lực lượng chức năng phá bỏ trong tháng 3/2024. Ảnh: Ngọc Tú. 

Những lán trại cũ cũng bị lực lượng chức năng phá bỏ trong tháng 3/2024. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ba tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng đã thực hiện 14 lượt truy quét khai thác khoáng sản trái phép. Qua đánh giá, trong Khu khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ không xảy ra tình trạng dùng máy móc khai thác vàng, chỉ còn một số ít đối tượng lén lút làm thủ công ở trong rừng sâu.  

Ông Lê Xuân Diệu cho biết thêm, thời gian tới tiếp tục chỉ đạo các trạm kiểm lâm chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền vận động người dân, đảng viên, gia đình, người thân không chứa chấp, tiếp tay cho các đối tượng khai thác vàng trái phép. 

Để khai thác vàng trong vùng lõi rừng đặc dụng, các đối tượng phải vượt hàng chục km đường núi để vận chuyển máy móc, lương thực. Chính vì vậy để ngăn chặn, lực lượng chức năng đã phải chặt đứt mắt xích quan trọng này.  

 “Lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương đã tuyên truyền người dân không làm thuê, gánh hàng cho các đối tượng khai thác vàng trái phép, tích cực thông tin, tố giác khi có đối tượng vào rừng đặc dụng trong Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ khai thác vàng nên đã ngăn chặn hiệu quả”, ông Diệu đánh giá.

Theo kế hoạch, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra, truy quét trên các lũng còn tình trạng khai thác nhỏ lẻ, hoặc có nguy cơ xảy ra khai thác vàng trái pháp luật, thực hiện truy quét dài ngày liên tục trên rừng. Tổ chức lực lượng truy quét ít nhất 2 lần/tháng.

Để đảm bảo an ninh trật tự bền vững trong rừng đặc dụng, Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ hiện nay đang thực hiện gói hỗ trợ 40 triệu đồng cho cộng đồng thôn bản vùng đệm. Ngoài ra, một số chương trình lồng ghép cũng góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Những thôn bản vùng đệm Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ đang được quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế để người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Những thôn bản vùng đệm Khu dự trữ thiên nhiên Kim Hỷ đang được quan tâm hỗ trợ phát triển kinh tế để người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hiện Khu dự trữ thiên này cũng thực hiện giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng và hỗ trợ phát triển cộng đồng các thôn vùng đệm. Khi được giao khoán, cộng đồng thôn bản đã có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng đặc dụng.

Cụ thể các thôn đã thành lập tổ tuần rừng, người dân đề cao cảnh giác với các đối tượng nghi vấn và cung cấp thông tin cho trạm kiểm lâm địa bàn để phòng ngừa các hành vi xâm hại rừng và khai thác khoáng sản trái phép.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm