| Hotline: 0983.970.780

Giữ rừng ở các vùng giáp ranh khu vực Tây Bắc

Thứ Năm 06/04/2023 , 16:39 (GMT+7)

Việc bảo vệ, quản lý khu vực rừng giáp ranh giữa 2 huyện Văn Bàn (Lào Cai) và Mù Cang Chải (Yên Bái) gặp nhiều khó khăn nhưng bước đầu đã đi vào nền nếp.

Tại huyện Văn Bàn có nhiều diện tích rừng giáp ranh các tỉnh khiến việc quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: H.Đăng.

Tại huyện Văn Bàn có nhiều diện tích rừng giáp ranh các tỉnh khiến việc quản lý, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: H.Đăng.

Khu vực giáp ranh giữa huyện Mù Càng Chải (Yên Bái) và huyện Văn Bàn (Lào Cai) dài tới 60km. Khu vực rừng này thuộc địa bàn các xã Nậm Tha, Liêm Phú, Khánh Yên Hạ, Dương Quỳ, Nậm Xây, Nậm Xé (Văn Bàn) và xã Nậm Có, Chế Cu Nha, Khau Mang, Mồ Dề... (Mù Càng Chải).

Do địa hình phức tạp, núi cao, độ dốc lớn, nhiều nơi vách đá dựng đứng gây khó khăn trong việc tuần tra, kiểm tra, thời tiết khắc nghiệt, phân chia chủ yếu hai mùa, mùa khô và mùa mưa, gió tây thổi mạnh, nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, điều kiện dân sinh, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, do đó tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắn, bẫy bắt động vật, phá rừng trái pháp luật, chăn thả gia súc không đúng nơi quy định, làm ảnh hưởng đến cây trồng…

Ngoài ra, sau thời gian thí điểm giao rừng cho doanh nghiệp thủy điện quản lý, tháng 6/2020 huyện Văn Bàn còn tiếp nhận diện tích rừng từ Công ty Thăng Long và Công ty Phúc Khánh. Thời điểm này, đều ghi nhận có tình trạng người dân phát rừng vầu trồng sa nhân, quế và rau màu. 

Bên cạnh đó, mặc dù các công ty này nỗ lực bảo vệ rừng, tuy nhiên một bộ phận người dân vào khai thác lâm sản, khai thác gỗ tận dụng cành, ngọn, gốc, rễ... đặc biệt là người dân phía huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cũng chưa được ngăn chặn triệt để.

Tại khu vực giáp ranh với huyện Mù Cang Chải về phía xã Nậm Tha, người dân thôn Lùng Cúng, Phìn Ngài, xã Nậm Có vẫn chăn thả gia súc vào khu vực trồng rừng thay thế, trồng rừng phòng hộ của các chủ đầu tư làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng, cũng có chiều hướng gia tăng.

Vì vậy, việc tiếp nhận bàn giao diện tích rừng từ những công ty nêu trên là một áp lực lớn trong quản lý, bảo vệ rừng khu vực này trong khi nhân lực hạn chế…

Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Bàn hướng dẫn người dân khai thác măng vầu trong rừng đúng quy định. Ảnh: H. Đăng.

Cán bộ kiểm lâm huyện Văn Bàn hướng dẫn người dân khai thác măng vầu trong rừng đúng quy định. Ảnh: H. Đăng.

Ông Nguyễn Công Tưởng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Bàn cho biết, xuất phát từ những khó khăn nêu trên, cấp ủy, chính quyền địa phương khu vực giáp ranh đã thực hiện nghiêm chỉ thị số 13/CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 8/2/20212 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, đã có nhiều giải pháp căn cơ để cho người dân sống và có thu nhập từ nghề rừng giảm thiểu sự lệ thuộc vào rừng tự nhiên như các dự án trồng cây sơn tra cho thu nhập về kinh tế; 

Chủ trương vận động nhân dân sử dụng vật liệu thay thế, gỗ rừng trồng để làm nhà ở không dùng gỗ rừng tự nhiên, giữ nguyên diện tích trồng thảo quả hiện có, không để phát sinh diện tích trồng mới, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn cây thảo quả dưới tán rừng tự nhiên...

Trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng khu vực giáp ranh, các cơ quan, đơn vị trong đó Hạt kiểm lâm huyện Mù Càng Chải, Văn Bàn, Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn chỉ đạo kiểm tra lâm phụ trách địa bàn phối hợp, tham mưu cho UBND các xã khu vực giáp ranh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp đến nhân dân.

Xây dựng kế hoạch, thường xuyên phối hợp tuần tra, kiểm tra rừng tại khu vực giáp ranh, nắm bắt tình hình, ngăn chặn triệt để các hành vi xâm hại rừng. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm phải phối hợp xử lý triệt để, tăng cường tuần tra chung khi thời tiết nắng nóng, hanh khô để làm tốt công tác phòng cháy và chữa cháy rừng. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị thường xuyên trao đổi thông tin qua điện thoại, gmail, zalo... để phối hợp kịp thời các vụ việc phát sinh…

Văn Bàn là huyện miền núi nằm phía Tây Nam của tỉnh Lào Cai với 21 xã và thị trấn Khánh Yên có tổng diện tích tự nhiên gần 142.000ha, chủ yếu gồm đất rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp (112.560ha), trong đó có 24.934ha rừng đặc dụng, 46.710ha rừng phòng hộ, 40.915ha rừng sản xuất... 

Trong năm 2022, trên địa bàn xảy ra 51 vụ vi phạm (giảm 31 vụ so cùng kỳ 2021). Trong đó, hành vi phá rừng trái luật 16 vụ (giảm 24 vụ so cùng kỳ), vận chuyển lâm sản trái luật 21 vụ (tăng 4 vụ so cùng kỳ), khai thác rừng trái phép 1 vụ (giảm 1 vụ so cùng kỳ), tàng trữ lâm sản trái phép 13 vụ (giảm 6 vụ so cùng kỳ). Xử lý phạt tiền 35 vụ, tịch thu 31,11m3 gỗ các loại, thu ngân sách gần 900 triệu đồng.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, ban giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.