| Hotline: 0983.970.780

Gốc rễ căng thẳng Ấn Độ - Pakistan là gì?

Chủ Nhật 17/03/2019 , 13:15 (GMT+7)

Ấn Độ và Pakistan đang có đụng độ quân sự trên khu vực biên giới và đã có hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Dù tình hình đã tạm dịu lắng, nhưng lịch sử đối đầu giữa hai kẻ thù không đội trời chung này đã kéo dài hơn nửa thế kỷ và chưa biết bao giờ mới thực sự chấm dứt.

Theo đài Sky News (Anh), Ấn Độ và Pakistan đã đụng độ quân sự 6 lần kể từ khi hai nước này độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh từ năm 1947.

Trung tâm của các cuộc đụng độ này chính là vùng lãnh thổ Kashmir toàn đồi núi mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền. Hiện vùng đất này bị chia làm hai, mỗi bên kiểm soát một phần, tuy nhiên cả Ấn Độ và Pakistan đều đòi chủ quyền đối với phần đất đối phương đang nắm giữ.
 

Vùng đất nóng

Các tuyên bố đòi chủ quyền đối với khu vực Kashmir dựa trên thực tế rằng đa số dân ở khu vực này là người Hồi giáo, trong khi Ấn Độ nói họ có chủ quyền đối với toàn bộ Kashmir bởi từ xa xưa, người lãnh đạo của Kashmir đã chọn nhập vào lãnh thổ Ấn Độ.

1101306155
Công dân châu Âu được quân đội Anh di tản khỏi Kashmir khi xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nổ ra năm 1947

Máu đã đổ sau khi đất nước Pakistan đa số theo đạo Hồi và người láng giềng Ấn Độ to lớn hơn chủ yếu theo Hindu giáo.

Đã có khoảng nửa triệu người chết trong các cuộc đụng độ bạo lực giữa các cộng đồng, nửa triệu người mất nhà cửa.

Cuộc xung đột đầu tiên bắt đầu tháng 10/1947, sau khi hai quốc gia được thành lập, sau khi Pakistan hỗ trợ một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở Kashmir.

Lãnh chúa của Kashmir lúc đó đã cầu cứu chính phủ Ấn Độ, đổi lại đồng ý sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Ấn Độ. Nhưng bản chất của thỏa thuận này cũng là điều gây tranh cãi kéo dài. Cuộc chiến kết thúc vào ngày 1/1/1949, với việc lập ra một đường giới tuyến ngừng bắn.

Cuộc xung đột lần thứ hai nổ ra tháng 4/1965, từ một tranh chấp biên giới leo thang thành chiến sự và sau đó Pakistan tuyên bố chiến thắng.

Xung đột lại bùng lên khi Pakistan phát động một cuộc tấn công âm thầm vượt qua đường giới tuyến ngừng bắn vào khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát trong tháng 8/1965. Ấn Độ trả đũa bằng việc cho quân vượt qua đường biên giới ở Lahore, thành phố đông dân thứ hai của Pakistan, nằm gần biên giới với Ấn Độ. Hai bên sau đó ngừng bắn sau khi có sự hòa giải từ Liên hợp quốc.

Sáu năm sau đó, hai bên lại động binh khi Đông Pakistan, khu vực cũng giáp với Ấn Độ, đòi được độc lập khỏi Pakistan. Khi cuộc xung đột leo thang thành một cuộc chiến toàn diện, có khoảng 10 triệu người chạy sang Ấn Độ, và Delhi có lý do để can thiệp.

Quân đội Pakistan phải đầu hàng ở Dhaka, thủ phủ của Đông Pakistan và hơn 90.000 lính trở thành tù nhân chiến tranh trong tay Ấn Độ.

2101306217
Các du kích được Pakistan hậu thuẫn chống lại Ấn Độ trong cuộc chiến 1965

Đông Pakistan trở thành quốc gia độc lập Bangladesh vào ngày 6/12/1971 và ba năm sau, Pakistan công nhận Bangladesh là quốc gia độc lập.
 

Chiến tranh trở lại

Tâm lý oán giận của người Hồi giáo đối với việc quản lý của chính quyền Ấn Độ ở Kashmir tăng dần cộng thêm sự xuất hiện của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo (Jihad) sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1989. Pakistan hỗ trợ “ngoại giao và tinh thần” cho phong trào Hồi giáo chống Ấn Độ này, nhưng Delhi cáo buộc nước láng giềng huấn luyện và cung cấp vũ khí cho các phiến quân ly khai. Trong suốt thập kỷ sau đó, tâm lý chống Ấn Độ ở Kashmir thay đổi từ chủ nghĩa quốc gia dân tộc chuyển thành về mặt bản chất là tâm lý Hồi giáo.

Xung đột bùng phát trở lại sau khi Ấn Độ thực hiện không kích nhằm vào các lực lượng do Pakistan hậu thuẫn xâm nhập vào khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, ở phía bắc thị trấn Kargil vào năm 1999.

Các cuộc giao tranh dần trở thành xung đột trực tiếp giữa hai nước, hàng chục ngàn người hai bên đường giới tuyến Kashmir đã phải rời bỏ nhà cửa. Nhưng cũng năm 1999, tướng Pervez Musharraf đã thực hiện một cuộc đảo chính quân sự ở Pakistan để lên nắm quyền.

Chỉ hai năm sau, tháng 10/2001, 38 người chết trong một cuộc tấn công vào nghị viện Kashmir ở thủ phủ Srinagar, thuộc khu vực Ấn Độ kiểm soát và một tháng sau, 14 người chết trong một cuộc tấn công vào nhà Quốc hội Ấn Độ ở Delhi.

Ấn Độ một lần nữa cáo buộc các phiến quân Kashmir do Pakistan hậu thuẫn và sau đó đôi bên đã tăng cường triển khai binh lực dọc biên giới Ấn Độ - Pakistan.

3101306291
Một xe tăng Ấn Độ trên đường phố Dhaka, Đông Pakistan, 1971

Tháng 1/2002, Tổng thống Musharraf hứa rằng Pakistan sẽ không cho phép những kẻ khủng bố hoạt động trong lãnh thổ nước này và một lần nữa kêu gọi Delhi giải quyết các tranh chấp ở Kashmir thông qua đối thoại. Ấn Độ nói sẽ chờ những hành động từ phía Pakistan chứng minh lời ông tổng thống.

Căng thẳng vẫn âm ỉ giữa đôi bên từ đó đến nay về việc sở hữu vùng đất Kashmir và việc Pakistan được cho là vẫn hỗ trợ các nhóm khủng bố.

Theo BBC, trước khi Ấn Độ và Pakistan giành độc lập từ Anh, vùng Kashmir đã là điểm tranh chấp nóng bỏng.

Theo kế hoạch chia cắt chiểu theo Luật Độc lập của Ấn Độ (đạo luật của Quốc hội Anh phân chia Ấn Độ thuộc Anh thành hai quốc gia độc lập mới là Ấn Độ và Pakistan), vùng Kashmir tự quyết việc gia nhập Ấn Độ hay Pakistan.

Lãnh chúa Kashmir Hari Singh đã chọn theo Ấn Độ và cuộc chiến kéo dài 2 năm đã bùng phát từ năm 1947 như đề cập ở trên.

Thời điểm năm 1999, trong khi Ấn Độ có đụng độ với các lực lượng được Pakistan hậu thuẫn trên biên giới, cả Ấn Độ và Pakistan trước đó đã tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân.

4101306343
Binh lính Bangladesh diễu binh sau khi nước này tách khỏi Pakistan

Dân số vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát (bang Jammu và Kashmir) có 60% theo Hồi giáo và đây là bang duy nhất của Ấn Độ mà người Hồi giáo chiếm đa số. Tỷ lệ thất nghiệp cao cộng thêm các xung đột bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu tình tiếp tục đẩy không khí căng thẳng ở khu vực này lên cao, đụng độ luôn chực chờ. Và cứ mỗi lần có thay đổi chính quyền ở Delhi hay Islamabad, tình hình ở Kashmir lại có thể thay đổi hoặc tích cực, hoặc đang yên lành thì bạo lực quay trở lại.

(Kiến thức gia đình số 11)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm