| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam phát thông báo khẩn về ô nhiễm nước sông

Thứ Sáu 21/12/2018 , 09:11 (GMT+7)

Ngày 21/12, Sở TN-MT tỉnh Hà Nam đã ra thông báo về tình hình ô nhiễm nước sông Duy Tiên, Châu Giang (đợt 11 lần 2).

Đợt ô nhiễm trên sông Duy Tiên diễn ra từ ngày 17/12 đến nay đã chảy tới sông Châu Giang và có khả năng ảnh hưởng đến sông Đáy do cống Nhật Tựu đang đóng.

Ô nhiễm nước sông ở Hà Nam đang ở mức báo động 2

Lúc 8h30 ngày 20/12/2018 nước tại Đập Phúc, cầu Câu Tử đã có màu đen, mùi thối. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở TN-MT Hà Nam) đã lấy và phân tích mẫu nước tại các vị trí trên, phát hiện nồng độ các chất ô nhiễm vượt nhiều lần mức cho phép.

Tại Đập Phúc: Nồng độ Amoni là 15,5 mg/L-N, vượt 51,6 lần; ôxy hoà tan là 2,45mg/L, nhỏ hơn 2,04 lần giới hạn cho phép theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột A2 (nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp). Tại cầu Câu Tử: Nồng độ Amoni là 10,8 mg/L-N, vượt 36 lần; ôxy hoà tan là 3,65 mg/L, nhỏ hơn 1,36 lần giới hạn cho phép.

Sở TN-MT tỉnh Hà Nam cho biết, nước sông đã bị ô nhiễm báo động cấp 2 theo quy định bảo vệ môi trường của tỉnh. Để hạn chế thiệt hại cho nhân dân, đơn vị này đề nghị UBND các huyện, thành phố kịp thời thông báo cho các xã, thị trấn ven sông sông Châu Giang, Duy Tiên có biện pháp phòng ngừa để hạn chế thiệt hại về nguồn lợi thuỷ sản. Ngành thủy lợi xem xét để bố trí lịch cấp nước cho SXNN. Cty CP Nước sạch và các trạm cấp nước trên sông Châu Giang bố trí trực theo dõi bơm nước, đảm bảo nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.