| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội khẩn trương xử lý vụ pate Minh Chay

Thứ Năm 10/09/2020 , 15:00 (GMT+7)

Khoảng 10 năm trở lại đây ở nước ta đều không có cảnh báo nào về việc ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium Botulinum cho đến khi xảy ra vụ pate Minh Chay

Mới đây Sở NN-PTNT Hà Nội đã báo cáo chi tiết việc xử lý vụ pate Minh Chay sau sự cố khiến cho nhiều người phải nằm viện khi ăn phải.

Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới có địa chỉ ở số 53 tổ 2 thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội có người đại diện là Giám đốc Nguyễn Thị Thùy Trang có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tổng số lao động tại công ty có 5 người gồm chủ cơ sở và 4 lao động trực tiếp. 13 loại sản phẩm của công ty gồm: pate Minh Chay, pate Nấm hầu thủ; ruốc nấm Heri vị hảo hạng; muối vừng bát bảo vị đặc biệt; ruốc nấm Heri hương thảo mộc, giò lụa lúa mì, muối lạc truyền thống; chả quế lúa mì, muối vừng bát bảo; giò nấm lúa mì, ruốc nấm truyền thống; ruốc nấm sả ớt; ruốc nấm cháy tỏi. Ngoài bán trực tiếp tại nhà hàng Minh Chay (có địa chỉ số 30 Mã Mây, phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), đơn vị này còn bán online trên website minhchay.com, pate.1001monchay.com và các trang bán hàng điện tử khác.

Trước đó, ngày 25/5/2020, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội đã lấy mẫu giám sát 2 sản phẩm pate chay và ruốc nấm cháy tỏi của công ty này  để kiểm tra các chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, chất bảo quản.

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 2 mẫu sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu phân tích. Ngày 29/8/2020 khi có thông tin chính thức của Cục An toàn Thực phẩm cảnh báo khẩn cấp về sản phẩm Pate Minh Chay, Sở NN-PTNT Hà Nội đã chỉ đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện Đông Anh, thị trấn Đông Anh tổ chức làm việc với Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới vào ngày 30/8/2020.

Sản phẩm pate Minh Chay. Ảnh: TTXVN.

Sản phẩm pate Minh Chay. Ảnh: TTXVN.

Theo đó trong tháng 7 và 8/2020, công ty đã sản xuất và xuất bán 21.540 sản phẩm với tổng khối lượng 8.937 kg. Quy trình phối trộn các nguyên liệu theo công thức riêng của đơn vị, không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, sản phẩm được đóng hộp kín, hút chân không, hấp trong thời gian 35 phút ở nhiệt độ 121 độ C.

Sau khi dính sự cố, công ty đã đăng tải thông tin cảnh báo và thông cáo báo chí, gọi điện, nhắn tin, liên hệ qua mạng xã hội cho toàn bộ khách hàng để cảnh báo không sử dụng các sản phẩm. Đã chuyển danh sách tới các cơ quan chức năng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố nhờ hỗ trợ liên hệ và cảnh báo các trường hợp công ty liên hệ 3 lần không liên hệ được (khoảng 540 khách hàng). Trực tiếp thu hồi sản phẩm tại số 30 Mã Mây, phường Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Kết quả đến hết ngày 7/9 đã thu hồi được 167 sản phẩm từ các khách hàng chủ yếu tại Hà Nội bao gồm 44 sản phẩm Pate Minh Chay và 123 sản phẩm khác. Đã bàn giao 35 sản phẩm pate Minh Chay cho Phòng Cảnh sát Kinh tế-Công an thành phố Hà Nội để phục vụ công tác điều tra. Hầu hết khách hàng đã sử dụng hết hoặc bỏ đi sau khi biết thông tin cảnh báo nên công tác thu hồi sản phẩm của công ty gặp nhiều khó khăn.

Các giải pháp xử lý tiếp theo gồm: Yêu cầu công ty tiếp tục thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân sản phẩm pate Minh Chay bị cảnh báo và thu hồi. Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị chuyên ngành của ngành NN-PTNT các tỉnh, thành phố tiếp tục cập nhật thông tin về việc xử lý, thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm theo cảnh báo của Cục An toàn Thực phẩm trước 16h hàng ngày; tiếp nhận thông tin về việc thu hồi sản phẩm 0243.5535137/ 0972265859. Phối hợp với các đơn vị chuyên ngành, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản, Cục An toàn Thực phẩm thẩm định hồ sơ, kiểm tra việc điều tra, truy xuất, xác định nguyên nhân và đảm bảo nguyên nhân được xác định chính xác khoa học, biện pháp thu hồi, khắc phục được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm