| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh tập trung xử lý nguồn nước sau lũ

Thứ Năm 20/10/2016 , 07:40 (GMT+7)

Sau gần 1 tuần nhấn chìm hàng chục xã, phường trên địa bàn Hà Tĩnh, đến thời điểm này hầu hết nước lũ ở các địa phương đã rút.  Vấn đề đang được chính quyền...

Vấn đề đang được chính quyền và người dân dồn sức thực hiện bây giờ là dọn dẹp vệ sinh, xử lý nguồn nước sinh hoạt.

16-37-39_img_0345
Cán bộ y tế hỗ trợ CloraminB cho người dân xử lý nguồn nước sau lũ
 

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, đợt mưa lũ vừa qua toàn tỉnh có hơn 30.000 ngôi nhà, 13.230 giếng, 24 trạm y tế xã và 12.000 công trình vệ sinh bị ngập.

Do đó, nhu cầu hóa chất để xử lý môi trường sau lũ là rất lớn. Vừa qua, Trung tâm đã kịp thời cấp cho huyện Thạch Hà 70.000 viên Cloramin B, 15.000 viên Aquatabs và 30kg bột CloraminB; thành phố Hà Tĩnh 12.600 viên Aquatabs 67mg; huyện Hương Khê 7.100 viên CloraminB, 357 kg bột CloraminB và 3.600 viên Aquatasb để phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, tổ chức nhiều đoàn đến từng hộ gia đình hướng dẫn, giúp dân xử lý môi trường, thau rửa nguồn nước, phòng chống dịch bệnh.

Chị Nguyễn Thị Hạnh, xã Hà Linh cho biết, những lần lụt trước chị thường bịt miệng giếng lại, sau lũ vẫn có thể sử dụng được nhưng lần này nước lên nhanh quá cả gia đình chỉ kịp tháo chạy bảo toàn tính mạng, tài sản cũng không thể dời lên cao được huống chi là bịt giếng.

16-37-39_img_0357
Cán bộ y tế hỗ trợ CloraminB cho người dân xử lý nguồn nước sau lũ
 

“Sau khi lũ rút nhà cửa đã được dọn dẹp sạch sẽ nhưng nước giếng thì đang đục ngầu chưa thể dùng được. Ba bốn ngày qua, mẹ con tôi thay nhau đạp xe lên mấy xã không bị ngập xin nước về tắm rửa, ăn uống”, chị Hạnh nói.

Địa bàn xã Phương Mỹ cũng là một trong những xã bị ngập sâu nhất và lâu ngày nhất của huyện Hương Khê. Ngày 18/10 vẫn còn hơn 40 hộ bị ngập từ 1-1,5m. Nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước khiến người dân phải thuê thuyền sang các xã không bị ngập để mua nước và thực phẩm về cầm cự.

Ông Hoàng Xuân Tần, Chủ tịch UBND xã cho hay, hiện 100% giếng nước, bể chứa nước trên địa bàn xã bị ngập trong nước lũ, không thể sử dụng được. Bây giờ bà con chỉ biết trông chờ vào nguồn nước các đoàn từ thiện đến cứu trợ hoặc đem can lên các xã vùng cao xin về dùng.

“Do nước chưa rút hết nên công tác vệ sinh môi trường, xử lý nước sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Trong vài ngày tới chắc chắn người dân sẽ thiếu nước sạch, thực phẩm. Chúng tôi mong Nhà nước và các đoàn từ thiện quan tâm hỗ trợ nhiều hơn về nước sạch và lương thực, thực phẩm”, ông Tần nói.

16-37-39_img_0395
Cán bộ y tế hỗ trợ CloraminB cho người dân xử lý nguồn nước sau lũ
 

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho hay, hiện tại hàng trăm cán bộ y tế đang tập trung xuống tận các xã nước lũ đã rút hướng dẫn người dân thau rửa nguồn nước, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh. Thời điểm sau lũ rất dễ bùng phát các loại dịch bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và sốt xuất huyết, vì vậy bà con cần phải tiến hành hút bùn, vét sạch đáy bể, giếng, dụng cụ chứa nước bằng các hóa chất như Cloramin B, viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác, đồng thời thực hiện ăn chín uống sôi.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.