| Hotline: 0983.970.780

Hai địa phương cùng mong một cây cầu

Thứ Ba 03/04/2018 , 09:20 (GMT+7)

Hơn 200 hộ dân sống hai bên sông Rào Trổ nhiều năm qua phải nín thở mỗi lần đi qua cầu Cơn Tắt, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Đánh cược tính mạng trên sông Âm

Do điều kiện địa hình, suốt bao đời nay các làng Tân Lập, Xuân Lai, Mui, Lại của xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị ngăn cách bởi dòng sông Âm. Nếu muốn đến trung tâm xã hoặc di chuyển ra ngoài, những chiếc thuyền nhỏ, bè mảng thô sơ là phương tiện duy nhất của người dân bản địa.

04-50-54_2
Học sinh di chuyển bằng bè mảng trên sông Âm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Có mặt tại làng Mui, tận mắt chứng kiến cảnh tượng hàng chục học sinh cấp tiểu học, THCS vượt sông trên những chiếc thuyền bè ọp ep, chông chênh giữa dòng nước đục nhìn thật ái ngại. Quả thực vào mùa khô nỗi lo tạm vơi đi, nhưng mùa nước lũ dâng cao thì muôn vàn ẩn họa có thể ập đến bất kỳ lúc nào, phận làm cha làm mẹ không thể yên lòng.

Gia đình chị Bùi Thị Oanh có 2 người con, một học lớp 6 một học lớp 8 ngày ngày phải cặm cụi di chuyển trên “cung đường khổ ải” trong hành trình đi tìm con chữ.

“Con cái đi học ngày nào vợ chồng tôi lo sốt vó ngày đó, những hôm lũ lụt tràn về, nước sông dâng lên cuồn cuộn đành phải cho các cháu nghỉ học. Mong rằng các cấp, ngành thấu hiểu nỗi khổ tâm của người dân, kéo dài thế này chúng tôi không tài nào yên lòng”, chị Oanh ái ngại.

Không muốn “đánh cược” mạng sống của con mình, nhiều bậc phụ huynh tại xã Phùng Minh đã làm đơn xin được chuyển sang các trường của huyện Thường Xuân, đường xá xa xôi gấp bội phần.

Ông Nguyễn Văn Cao, người lái đò thâm niên trên dòng sông Âm bộc bạch: “Vài năm trước mỗi ngày có đến 50 - 60 học sinh qua đò đến trường, nhưng bây giờ chỉ còn một số ít. Chuyển trường cho các cháu là việc chẳng đừng, nhưng dẫu sao đây cũng là phương án chữa cháy tạm thời, về lâu về dài địa phương cần một chiếc cầu chắc chắn bắc qua sông”.

Theo Phòng GD - ĐT huyện Ngọc Lặc, hiện trên địa bàn xã Phùng Minh có hàng chục học sinh phải đi bè mảng qua sông Âm để đến trường, trong đó bao gồm 15 học sinh Tiểu học, 22 học sinh THCS và 1 học sinh Mầm non.

Qua tìm hiểu được biết, sau khi nhận thấy những khó khăn trong quá trình đi lại của người dân, phía huyện Ngọc Lặc đã có kế hoạch xây dựng 2 chiếc cầu treo dân sinh, tuy nhiên vì một số lý do cả 2 dự án trên đều chưa thể thực hiện.
 

Nín thở qua cầu Cơn Tắt

Hơn 200 hộ dân sống hai bên sông Rào Trổ nhiều năm qua phải nín thở mỗi lần đi qua cầu Cơn Tắt, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Nước sông Rào Trổ ngày nắng trong xanh nhìn thấu tận đáy nhưng ít ai nghĩ vào mùa mưa lũ đây lại là cái “bẫy” luôn rình rập, đe dọa người dân sống 2 bên sông.

Anh Lê Ngọc Tân, thôn Lạc Thắng cho biết, cầu Cơn Tắt bắc qua sông Rào Trổ là cây cầu độc đạo phục vụ đi lại và phát triển sản xuất của hơn 200 hộ dân thôn Lạc Thắng nói riêng, xã Kỳ Lạc nói chung.

17-13-56_2
Mỗi lần qua cầu ai nấy đều nín thở, run sợ

Trước đây, để qua sông người dân hợp sức chặt gỗ về dựng cầu, sau đó, chính quyền hỗ trợ xây dựng một cây cầu bê tông rộng khoảng 2m, dài gần 40m. Đợt lũ ống, lũ quét cuối năm 2017 đã cuốn trôi một nhịp cầu đi xa hơn 15m, sau khi lũ rút, xã và người dân kéo lên nối nhịp, phục vụ đi lại.

Khi chúng tôi đi qua cây cầu, gió mùa đông bắc thổi mạnh, đúng lúc này các em học sinh tiểu học, THCS tan trường. Nhìn từng tốp học sinh nắm tay nhau, nít thở dắt xe qua cầu không có lan can mà run lên bần bật. Trong đầu tôi chợt nghĩ, các em thấp bé, nhẹ cân như thế khi qua cầu gặp mưa to, gió lớn không may sẩy chân thì khó tránh khỏi thương vong.

Em Hồ Quang Toản, học sinh lớp 7 bám chặt chiếc xe đạp bạn đi trước đang dắt nói: “Mỗi ngày em đi qua cầu Cơn Tắt 4 – 5 lần. Lần nào cũng run sợ, nhất là khi trời mưa gió”. Toản kể lại, khoảng tháng 7 năm ngoái, bố mẹ em đi qua cầu gặp phải gió lớn đã rơi xuống sông trôi hơn 15m, sau đó may mắn được người dân cứu đưa lên bờ.

17-13-56_4
Cây cầu dài gần 40m nhưng không hề có lan can

Không chỉ học sinh, ngay cả người lớn đi xe máy “nhát gan” cũng phải xuống xe dắt bộ qua cầu vì sợ rơi xuống sông. Chiều rộng cây cầu này cũng vừa đủ để lọt chiếc xe ô tô Fortuner 7 chỗ. Ngoài dài và nhỏ ra, nguy hiểm nhất là cầu không có lan can.

Ông Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh cho hay, ngoài giữ vai trò là cầu vào mùa nắng, đến mùa mưa lũ cầu Cơn Tắt là một cái tràn, phục vụ đi lại và sản xuất của hàng trăm hộ dân 2 bên sông Rào Trổ, thuộc xã Kỳ Lạc.

“Huyện đã nhiều lần đề xuất UBND tỉnh ưu tiên hỗ trợ kinh phí xây dựng cầu mới nhưng chưa được tỉnh chấp thuận. Khảo sát, tính toán bước đầu, kinh phí cần để xây mới cầu Cơn Tắt khoảng 18 – 20 tỷ đồng", ông Hoàn nhấn mạnh.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm