| Hotline: 0983.970.780

Hạn hán ở Nam Trung bộ sẽ khốc liệt hơn

Chủ Nhật 21/02/2016 , 13:33 (GMT+7)

Ngay từ đầu năm 2016, tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra trên diện rộng tại các tỉnh Nam Trung bộ và có nguy cơ sẽ kéo dài đến giữa năm với cường độ khốc liệt hơn so với năm 2015.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do chịu tác động của hiện tượng El-Nino, trong mùa khô 2016, dòng chảy trên các sông suối ở Nam Trung bộ sẽ giảm dần và có khả năng thiếu hụt trên 60%; tình trạng khô hạn, thiếu nước có khả năng xảy ra sớm hơn nhiều so với trung bình nhiều năm.

Ngay từ đầu năm 2016, tình trạng khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra trên diện rộng và có nguy cơ sẽ kéo dài đến giữa năm với cường độ khốc liệt hơn so với năm 2015.

Tại Bình Thuận, tính đến ngày 19/2, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn 111,3 triệu/216,5triệu m3, đạt 51,4% dung tích thiết kế. Ngoài ra, lượng nước trữ tại hồ chứa Đại Ninh chỉ còn 73,29/251,73triệu m3 giảm 59,62 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái và hồ chứa Hàm Thuận là 336,24triệu m3/522,50 triệu m3 giảm 96,709 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái. Do lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng trong mùa khô năm 2016 nên đã ảnh hưởng lớn đời sống, sinh hoạt và SXNN trên địa bàn tỉnh.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận vụ ĐX 2015-2016 toàn tỉnh gieo sạ 21.309 ha lúa, trong đó 18.491 ha trong kế hoạch SX và 3.052 ha ngoài kế hoạch SX do bố trí đủ nước do sản xuất vụ Đông Xuân sớm và tận dụng nước gió. Tuy nhiên số diện tích gieo sạ trong vụ ĐX này so với năm ngoái vẫn giảm gần 13.000 ha.

Ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng NN-PTNT (Sở NN-PTNT Bình Thuận) cho biết, do hạn hán đến sớm đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 50 ha lúa bị chết do thiếu nước, trong đó 33 ha tại huyện Hàm Tân nằm ngoài kế hoạch SX và 17 ha tại xã vùng cao Mê Pu ( Đức Linh). Ngoài ra, còn có khoảng 461 ha lúa, hoa màu ở huyện Đức Linh bị thiếu nước do lưu lượng nước xả từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi thấp.

“Để sử dụng nguồn nước tiết kiệm trong SX vụ ĐX 2015-2016, chúng tôi đã chuyển đổi 1.352 ha đất lúa sang trồng các cây ngắn ngày như đậu các loại 1.006 ha; bắp 264 ha; rau và cây ngắn ngày khác 82 ha tập trung tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Đức Linh và Tánh Linh. Đã ứng dụng công nghệ tưới phun cục bộ và tưới nhỏ giọt cho 9.935 ha cây trồng cạn.

Tuy nhiên lo lắng hiện nay nếu trong thời gian đến tình hình nắng hạn tiếp tục khốc liệt thì dự kiến có khoảng 168 ha mì trái vụ ở huyện Hàm Tân bị chết, 3.000 ha lúa trong kế hoạch ở các xã vùng cao của huyện Tánh Linh và nhiều diện tích cây lâu năm của tỉnh như cao su, thanh long, tiêu, điều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Thủ lo lắng.

Từ đầu năm đến nay, lượng mưa ở khu vực Nam Trung Bộ thiếu hụt 30-50%; lượng dòng chảy, khu vực Trung Bộ thiếu hụt 20-60%, có nơi đến hơn 80% (Khánh Hòa) so với trung bình nhiều năm. Tuy mới bước vào mùa khô, nhưng nhiều người dân tại xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã phải đi mua nước để sinh hoạt với giá 100 nghìn/m3.

Không chỉ ảnh hưởng đến SXNN, tình hình khô hạn gay gắt hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước (CTCN).

Cụ thể, hiện dung tích hồ chứa nước suối Hoay thuộc CTCN Tân Minh (Hàm Tân) chỉ còn khoảng 20.000 m3 nên hồ sẽ cạn kiệt vào khoảng giữa tháng 3/2016. CTCN xã Tân Thắng (Hàm Tân) có công suất thiết kế 800 m3/ngày, sử dụng nguồn nước thô từ đập dâng Cô Kiều đang cung cấp nước cho 1.600 khách hàng lắp đặt sử dụng nước ở 3 xã Tân Thắng, Thắng Hải và Sơn Mỹ. Tuy nhiên từ đầu tháng 2/2016, nguồn nước thô tại đập dâng Cô Kiều đã suy giảm mạnh và khả năng sẽ cạn kiệt vào gần cuối tháng 02/2016 nên nhà máy nước sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn…

Tương tự, tại tỉnh Ninh Thuận, tính đến ngày 19/2 mực nước tại 20 hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ còn 63,49/192,21 triệu m3, đạt 33% tổng dung tích thiết kế.  Ngoài ra, lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương hiện ở mức 137,33/165 triệu m3­­ cao hơn so với cùng kỳ 135,91 triệu m3.

Ông Lê Phạm Hòa Bình, Trưởng phòng Quản lý nước và Công trình (Công ty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận) cho biết, vụ ĐX 2015-2016 toàn tỉnh gieo trồng 25.954,25ha, trong đó cây lúa 16.496,60 ha, màu 9.457,65 ha, chủ yếu từ hệ thống thủy điện Đa Nhim trên lưu vực sông Cái Phan Rang của các hệ thống thủy lợi Sông Pha (kênh Tây và kênh Đông); hệ thống thủy lợi Nha trinh - Lâm Cấm (kênh Bắc và kênh Nam). Các khu vực tưới thuộc các hồ, đập chỉ tập trung gieo trồng các loại cây trồng sử dụng ít nước như:Bắp, đậu xanh, cỏ chăn nuôi; ưu tiên dành nước cho sinh hoạt và nước uống cho gia súc.

Tuy nhiên theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn, trong các tháng tiếp theo của mùa khô (tháng 3 và đầu tháng 5) năm 2016, mực nước ít biến đổi và giảm chậm; một số sông suối nhỏ đã tắt dòng; dòng chảy trên các sông, suối nhỏ tỉnh Ninh Thuận vẫn ở tình trạng thiếu hụt và tiếp tục tắt dòng. Mực nước thấp nhất khả năng xảy ra vào tháng 4, đầu tháng 5.

Do đế để ứng phó hạn hán hiện Cty đang phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi duy trì mức xả nước từ Nhà máy Thủy điện Đa Nhim theo từng thời kỳ, thời điểm, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt và SX của người dân; trong đó, ưu tiên hàng đầu nguồn nước phục vụ dân sinh, nước uống cho gia súc.

Tổ chức nạo vét kênh mương định kỳ, các cửa cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng, khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng từ đầu mối tới mặt ruộng; đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để chủ động vận hành, tận dụng mọi nguồn nước để phục vụ tốt SX. Đồng thời đẩy mạnh duy trì tổ dùng nước (PIM) để chủ động điều tiết tưới luân phiên, tiết kiệm theo phương pháp (nông-lộ-phơi); nhằm tận dụng hết nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi và cây trồng…

  • Tags:
Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.